Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
215904

Thông báo tuyên truyền thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngày 23/04/2024 17:30:55

CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN

CÔNG AN XÃ QUẢNG PHÚ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 31/TB-CAQP

Quảng Phú., ngày 22 tháng 04 năm 2024

 

THÔNG BÁO

Tuyên truyền thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; số điện thoại cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an xã Quảng Phú

 

Kính gửi: Nhân dân trên địa bàn xã Quảng Phú

 

 Hiện nay, trên không gian mạng đang diễn ra tình trạng các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và địa bàn Quảng Phú nói riêng có rất nhiều nạn nhân đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt với số tiền lớn, việc đấu tranh, xử lý đối với loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn; khi bắt được các đối tượng thì tài sản của người dân đã bị các đối tượng tiêu xài và khó có khả năng khắc phục, đặc biệt là các đối tượng còn giả danh Công an, Quân đội, Viện kiểm sát, Tòa án,…. để lừa đảo gây ảnh hưởng xấu đến các lực lượng trên. Do vậy, công tác phòng ngừa việc bị các đối tượng lợi dụng để lừa đảo là nội dung quan trọng hàng đầu. Công an xã Quảng Phú thông báo một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo, điển hình như:

1. Giả danh là công an, viện kiểm soát, tòa án: Sau khi đối tượng gọi điện cho người dân, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để hỏi thông tin cá nhân, sau đó sẽ giới thiệu là công an, kiểm sát viên, người của tòa án và thông báo người dân có liên quan đến đường dây ma túy hoặc liên quan đến một vụ án mà công an đang điều tra, ai không tin thì đối tượng gửi thêm các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định bắt bị can để tạm giam làm cho người dân lo sợ sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền trong tài khoản của mình sang tài khoản của công để theo dõi, kiểm tra, nếu không liên quan sẽ trả lại nhưng thực tế là chuyển qua một tài khoản ngân hàng của chúng để rút tiền ra và chiếm đoạt.

2. Giả danh nhân viên bưu điện thông báo người nhân nhận được bưu phẩm, khi mở bưu phẩm thông báo người dân có giấy triệu tập của Cơ quan Công an đến để giải quyết một vụ án, dọa dẫm làm người dân lo sợ sau đó sẽ giả vờ giúp người dân kết nối đến cơ quan Công an để nói chuyện, sau đó đề nghị chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

3. Giả danh Công an thông báo người dân vi phạm pháp luật trong một vụ giao thông hoặc có một vài biên bản vi phạm về giao thông chưa nộp phạt, sau đó dọa dẫm người dân và yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

4. Đối tượng kết bạn với người dân trên nền tảng Facebook, Zalo,… sau đó giả vờ gửi quà từ nước ngoài có giá trị lớn về cho người dân. Sau khi người dân tin tưởng, chúng sẽ bố trí một người giả nhân viên hải quan thông báo là quà từ nước ngoài đã gửi về qua cửa khẩu, muốn nhận quà phải đóng một số tiền để làm lệ phí nhận quá. Sau khi người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng thì chúng sẽ rút ra và chiếm đoạt.

5. Đối tượng kết bạn với người dân qua ứng dụng mạng xã hội sau đó rủ rê bán hàng online theo hình thức cộng tác viên và được trả hoa hồng lớn. Ban đầu, khi nhận hàng của đối tượng thì đối tượng vẫn trả tiền gốc và lãi đầy đủ. Sau khi người dân tin tưởng sẽ nói có một món hàng lớn, nếu bán được thì lợi nhuận rất cao, sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để nhận hàng về bán, sau đó chiếm đoạt.

6. Giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho người dân thông báo người dân đang nợ ngân hàng một số tiền lớn, nếu không trả thì ngân hàng sẽ kê biên tài sản. Chúng dọa dẫm và yêu cầu người dân phải chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

7. Sử dụng mạng xã hội, kết bạn với những người có nhu cầu vay tiền trên mạng, sau khi người dân cung cấp các thông tin được gọi là hồ sơ và đường link để chuyển số tiền vay về tài khoản của người dân nhưng người dân sẽ không nhận được tiền. Sau đó người dân sẽ được các đối tượng giả danh nhân viên giao dịch thông báo hồ sơ vay của người dân đang gặp lỗi, cần phải đóng tiền vào tài khoản chúng chuẩn bị sẵn để hoàn tất thủ tục vay, cứ mỗi lần báo lỗi là mỗi lần chúng yêu cầu người dân chuyển tiền để khắc phục hồ sơ vay và sẽ trả lại khi việc vay hoàn tất nhưng sau khi chuyển rất nhiều tiền vào tài khoản của đối tượng, chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền gửi.

8. Giả danh nhân viên Viettel, Mobiphone, Vinaphone thông báo số điện thoại của người dân sẽ bị khóa trong vài giờ với nhiều lý do, sau đó hướng dẫn người dân cách giải quyết, yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để khắc phục nhưng sau đó chiếm đoạt và chặn liên lạc.

9. Vay tiền qua facebook, zalo,…các đối tượng hack được thông tin các trang cá nhân trên mạng xã hội của người dân, sau khi đăng nhập vào phần mềm nhắn tin, chúng sẽ gửi tin nhắn đến những người thân quen để hỏi vay tiền và chuyển tiền vào một số tài khoản lạ. Sau khi chuyển tiền vào số tài khoản này thì chúng sẽ rút tiền và chiếm đoạt. Nội dung này, người dân cần cảnh giác, cho vay phải liên hệ trực tiếp bằng số điện thoại của người thân (không gọi qua video Zalo, Messenger vì đối tượng sử dụng phần mềm Deepface), xác định đúng người thân, bạn bè mình thì hãy chuyển tiền.

Công an xã Quảng Phú khuyến cáo người dân:

1. Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc, không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

2. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số căn cước công dân, địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân, không chuyển tiển, tài sản theo yêu cầu của đối tượng và trình báo ngay với cơ quan Công an để được giải quyết.

3. Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao"...

4. Không làm theo yêu cầu của số điện thoại lạ gọi đến tự xưng là cán bộ Công an huớng dẫn cài đặt ứng dụng VneID mà cần hướng dẫn trực tiếp từ cán bộ Công an xã

5. Nếu có các vấn đề liên quan đến ANTT chỉ do cán bộ Công an xã trực tiếp thông báo, hiện đơn vị có 05 đồng chí gồm:

- Đ/c Nguyễn Viết Hùng - Trưởng CAX, SĐT: 0974.531.404

- Đ/c Lê Xuân Quý - Phó Trưởng CAX, SĐT: 0983.191.821

- Đ/c Vũ Lê Bình - Cán bộ, SĐT: 0979.398.321

- Đ/c Phạm Văn Cường - Cán bộ, SÐT: 0931.793.123

- Đ/c Đỗ Đình Chung - Cán bộ, SĐT: 0981.077.188

Nội dung thông báo này được đăng tải trên Trang Fanpage Facebook chính thức của Công an xã Quảng Phú. Đề nghị người dân trên địa bàn ấn theo dõi trang Facebook: Công an xã Quảng Phú - huyện Thọ Xuân để theo dõi các thông tin, phòng ngừa việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các loại tội phạm khác. Bất cứ trường hợp nào ngoài các đồng chí trên liên hệ công dân thì đề nghị liên lạc với Công an xã, qua số điện thoại 02373.885.002 hoặc gặp trực tiếp để tránh bị đối tượng giả danh lừa đảo.

 

Nơi nhận:

- Như trên

- Đài truyền thanh xã  (để t/h)

- Trưởng các thôn

- Lưu: CAX.

TRƯỞNG CÔNG AN XÃ

 

(Đã ký)

 

 

Đại úy Nguyễn Viết Hùng

 

 

 

  

Thông báo tuyên truyền thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đăng lúc: 23/04/2024 17:30:55 (GMT+7)

CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN

CÔNG AN XÃ QUẢNG PHÚ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 31/TB-CAQP

Quảng Phú., ngày 22 tháng 04 năm 2024

 

THÔNG BÁO

Tuyên truyền thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; số điện thoại cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an xã Quảng Phú

 

Kính gửi: Nhân dân trên địa bàn xã Quảng Phú

 

 Hiện nay, trên không gian mạng đang diễn ra tình trạng các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và địa bàn Quảng Phú nói riêng có rất nhiều nạn nhân đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt với số tiền lớn, việc đấu tranh, xử lý đối với loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn; khi bắt được các đối tượng thì tài sản của người dân đã bị các đối tượng tiêu xài và khó có khả năng khắc phục, đặc biệt là các đối tượng còn giả danh Công an, Quân đội, Viện kiểm sát, Tòa án,…. để lừa đảo gây ảnh hưởng xấu đến các lực lượng trên. Do vậy, công tác phòng ngừa việc bị các đối tượng lợi dụng để lừa đảo là nội dung quan trọng hàng đầu. Công an xã Quảng Phú thông báo một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo, điển hình như:

1. Giả danh là công an, viện kiểm soát, tòa án: Sau khi đối tượng gọi điện cho người dân, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để hỏi thông tin cá nhân, sau đó sẽ giới thiệu là công an, kiểm sát viên, người của tòa án và thông báo người dân có liên quan đến đường dây ma túy hoặc liên quan đến một vụ án mà công an đang điều tra, ai không tin thì đối tượng gửi thêm các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định bắt bị can để tạm giam làm cho người dân lo sợ sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền trong tài khoản của mình sang tài khoản của công để theo dõi, kiểm tra, nếu không liên quan sẽ trả lại nhưng thực tế là chuyển qua một tài khoản ngân hàng của chúng để rút tiền ra và chiếm đoạt.

2. Giả danh nhân viên bưu điện thông báo người nhân nhận được bưu phẩm, khi mở bưu phẩm thông báo người dân có giấy triệu tập của Cơ quan Công an đến để giải quyết một vụ án, dọa dẫm làm người dân lo sợ sau đó sẽ giả vờ giúp người dân kết nối đến cơ quan Công an để nói chuyện, sau đó đề nghị chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

3. Giả danh Công an thông báo người dân vi phạm pháp luật trong một vụ giao thông hoặc có một vài biên bản vi phạm về giao thông chưa nộp phạt, sau đó dọa dẫm người dân và yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

4. Đối tượng kết bạn với người dân trên nền tảng Facebook, Zalo,… sau đó giả vờ gửi quà từ nước ngoài có giá trị lớn về cho người dân. Sau khi người dân tin tưởng, chúng sẽ bố trí một người giả nhân viên hải quan thông báo là quà từ nước ngoài đã gửi về qua cửa khẩu, muốn nhận quà phải đóng một số tiền để làm lệ phí nhận quá. Sau khi người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng thì chúng sẽ rút ra và chiếm đoạt.

5. Đối tượng kết bạn với người dân qua ứng dụng mạng xã hội sau đó rủ rê bán hàng online theo hình thức cộng tác viên và được trả hoa hồng lớn. Ban đầu, khi nhận hàng của đối tượng thì đối tượng vẫn trả tiền gốc và lãi đầy đủ. Sau khi người dân tin tưởng sẽ nói có một món hàng lớn, nếu bán được thì lợi nhuận rất cao, sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để nhận hàng về bán, sau đó chiếm đoạt.

6. Giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho người dân thông báo người dân đang nợ ngân hàng một số tiền lớn, nếu không trả thì ngân hàng sẽ kê biên tài sản. Chúng dọa dẫm và yêu cầu người dân phải chuyển tiền đến tài khoản của chúng đã chuẩn bị sẵn để chiếm đoạt.

7. Sử dụng mạng xã hội, kết bạn với những người có nhu cầu vay tiền trên mạng, sau khi người dân cung cấp các thông tin được gọi là hồ sơ và đường link để chuyển số tiền vay về tài khoản của người dân nhưng người dân sẽ không nhận được tiền. Sau đó người dân sẽ được các đối tượng giả danh nhân viên giao dịch thông báo hồ sơ vay của người dân đang gặp lỗi, cần phải đóng tiền vào tài khoản chúng chuẩn bị sẵn để hoàn tất thủ tục vay, cứ mỗi lần báo lỗi là mỗi lần chúng yêu cầu người dân chuyển tiền để khắc phục hồ sơ vay và sẽ trả lại khi việc vay hoàn tất nhưng sau khi chuyển rất nhiều tiền vào tài khoản của đối tượng, chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền gửi.

8. Giả danh nhân viên Viettel, Mobiphone, Vinaphone thông báo số điện thoại của người dân sẽ bị khóa trong vài giờ với nhiều lý do, sau đó hướng dẫn người dân cách giải quyết, yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của chúng để khắc phục nhưng sau đó chiếm đoạt và chặn liên lạc.

9. Vay tiền qua facebook, zalo,…các đối tượng hack được thông tin các trang cá nhân trên mạng xã hội của người dân, sau khi đăng nhập vào phần mềm nhắn tin, chúng sẽ gửi tin nhắn đến những người thân quen để hỏi vay tiền và chuyển tiền vào một số tài khoản lạ. Sau khi chuyển tiền vào số tài khoản này thì chúng sẽ rút tiền và chiếm đoạt. Nội dung này, người dân cần cảnh giác, cho vay phải liên hệ trực tiếp bằng số điện thoại của người thân (không gọi qua video Zalo, Messenger vì đối tượng sử dụng phần mềm Deepface), xác định đúng người thân, bạn bè mình thì hãy chuyển tiền.

Công an xã Quảng Phú khuyến cáo người dân:

1. Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc, không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

2. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số căn cước công dân, địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân, không chuyển tiển, tài sản theo yêu cầu của đối tượng và trình báo ngay với cơ quan Công an để được giải quyết.

3. Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao"...

4. Không làm theo yêu cầu của số điện thoại lạ gọi đến tự xưng là cán bộ Công an huớng dẫn cài đặt ứng dụng VneID mà cần hướng dẫn trực tiếp từ cán bộ Công an xã

5. Nếu có các vấn đề liên quan đến ANTT chỉ do cán bộ Công an xã trực tiếp thông báo, hiện đơn vị có 05 đồng chí gồm:

- Đ/c Nguyễn Viết Hùng - Trưởng CAX, SĐT: 0974.531.404

- Đ/c Lê Xuân Quý - Phó Trưởng CAX, SĐT: 0983.191.821

- Đ/c Vũ Lê Bình - Cán bộ, SĐT: 0979.398.321

- Đ/c Phạm Văn Cường - Cán bộ, SÐT: 0931.793.123

- Đ/c Đỗ Đình Chung - Cán bộ, SĐT: 0981.077.188

Nội dung thông báo này được đăng tải trên Trang Fanpage Facebook chính thức của Công an xã Quảng Phú. Đề nghị người dân trên địa bàn ấn theo dõi trang Facebook: Công an xã Quảng Phú - huyện Thọ Xuân để theo dõi các thông tin, phòng ngừa việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các loại tội phạm khác. Bất cứ trường hợp nào ngoài các đồng chí trên liên hệ công dân thì đề nghị liên lạc với Công an xã, qua số điện thoại 02373.885.002 hoặc gặp trực tiếp để tránh bị đối tượng giả danh lừa đảo.

 

Nơi nhận:

- Như trên

- Đài truyền thanh xã  (để t/h)

- Trưởng các thôn

- Lưu: CAX.

TRƯỞNG CÔNG AN XÃ

 

(Đã ký)

 

 

Đại úy Nguyễn Viết Hùng

 

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính