Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
215904

                                     CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XÃ QUẢNG PHÚ

         Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

         Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BTV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thôn và tổ dân phố;

         Căn cứ Quyết định số: 3057/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

         Căn cứ kết luận số: 94 ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa về chủ trương sáp nhập thôn;

         Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương về tổ chức hoạt đông của thôn. Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú, xây dựng Đề án sáp nhập, thành lập thôn mới xã Quảng Phú như sau:

          I.  SỰ CẦN THIẾT PHẢI SÁP NHẬP THÔN

          Quảng Phú là một xã miền núi, cách trung tâm huyện Thọ Xuân khoảng 15 km về hướng tây Bắc, có diện tích  tự nhiên 1356,07 ha trong đó có 477,83ha đất của nông trường Thống Nhất. Toàn xã có 1.845 hộ với 7.503 nhân khẩu được phân bố trên 15 thôn, có 95% dân số là đồng bào theo đạo Cônggiáo.          

           Trong những năm qua, hoạt động của thôn trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Cấp uỷ đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, xây dựng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương; phòng chống và đẩy lùi  các tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường; Phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để về đích Nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tổ chức, hoạt động của thôn cũng còn nhiều tồn tại, bất cập, quy mô một số  thôn nhỏ làm phát sinh tổ chức, tạo đầu mối, tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách, gây áp lực chi ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Chi bộ, Chi hội, Đoàn thể, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng.

           Từ thực tế nói trên, việc sáp nhập để thành lập thôn trên địa bàn xã Quảng Phú là phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã, tinh gọn bộ máy, giảm số lượng, đồng thời tạo sự gắn bó, cũng cố sức mạnh, tăng cường đầu tư xây dựng công trình phúc lợi xã hội từ cộng đồng dân cư.

            Sáp nhập thôn mới thuộc xã sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở thôn dành nhiều thời gian, sâu sát và gần gũi với nhân dân, với địa bàn khu dân cư; kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Mặt khác theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố ghi rõ khuyến khích việc sáp nhập thôn, tổ dân phố để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

           II. HIỆN TRẠNG 15 THÔN THUỘC XÃ QUẢNG PHÚ.

           1. Vị trí địa lý.

            Quảng Phú là xã miền núi của huyện Thọ Xuân, cách trung tâm huyện 15 km về phía Tây Bắc. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của cả nước, như kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, môi trường, nhân dân trong xã phát triển chưa tương xứng trước yêu cầu đổi mới. Tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo còn cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ những người hoạt động không chuyên trách ở thôn còn cồng kềnh, năng lực, trình độ còn hạn chế, thu nhập ở mức trung bình của huyện. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lao động vẫn còn chậm. Mô hình một số thôn trên địa bàn xã hiện nay nhỏ về quy mô, không tập trung nên không phù hợp cho việc quản lý cũng như phát triển kinh tế của địa phương.

          Từ những khó khăn và hạn chế trên phần nào có ảnh hưởng đến sự phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ, Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. Do đó việc sáp nhập, thành lập thôn mới ở xã Quảng Phú là hết sức cần thiết.

          2. Hiện trạng 15 thôn

           * Thôn 1 Làng Đá Lát.       

Thôn 1 Làng Đá Lát là 01 làng độc lập cách trung tâm xã 7 km về phía Tây Bắc xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hoá.

 - Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Phố Thắng lợi II Thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định; Phía Tây giáp Thôn Minh Lâm Xã Ngọc trung, huyện Ngọc lặc; Phía Nam giáp sông Cầu chày, Thôn Minh Thuỷ xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc; Phía Bắc giáp đội Cao su II Thị trấn Thống nhất huyện Yên Định.

     - Dân số: Có 137 hộ với 492 nhân khẩu.    

      - Diện tích đất tự nhiên là: 53,4 Ha.

     -  Đất nông nghiệp: 46,7 ha ( Đất canh tác: 46,7 ha).

     -  Đất phi nông nghiệp: 6,7 ha ( Đất ở: 6,7 ha)

       - Số người hoạt động không chuyên trách: 6 người

      - Diện tích Nhà văn hóa thôn 933m2; Diện tích Khu thể thao thôn 3081 m2

  Trong đó 44% dân số là người theo đạo Công giáo. Nhân dân trong làng chủ yếu là người từ các huyện như Thiệu Hoá, Yên Định và Thọ Xuân đã định cư, hội tụ về đây đoàn kết sinh sống cùng nhau lập nghiệp, từ đầu thập kỷ những năm 60.

         Thôn có 01 chi uỷ Đảng với 13 Đảng viên, chi bộ nhiều năm được công nhận là chi bộ “Trong sạch, vững mạnh” cùng 06 chi hội đoàn thể hoạt động có hiệu quả, hàng năm được bình xét loại khá trở lên. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ cứu nước, thôn có nhiều người tình nguyện tham gia lực lượng vũ trang, TNXP, dân công hoả tuyến. Nay có 06 Liệt sỹ, 02 người là thương bệnh binh; 33 người có công với cách mạng được Đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, huy chương các loại.

       Nhân dân thôn luôn phát huy tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm tương thân tương ái. Tuy không cùng tín ngưỡng tôn giáo, nhưng luôn có đoàn kết lương giáo, sống tốt đời đẹp đạo, yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống và chấp hành tốt các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cũng như các quy định của địa phương, Cùng nhau thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

          * Thôn 2 làng Núc Mọ.

          Khu dân cư thôn 2 làng Núc Mọ, xã Quảng Phú là khu dân cư có vị trí cách trụ sở UBND xã  6,8  km về phía Tây Bắc với 99% dân số là người theo đạo Công giáo.                        

         - Vị trí: Phía §«ng giáp xóm 3 xã Quảng Phú; Phía Tây giáp xã Lam sơn huyện Ngọc Lặc; Phía Nam giáp  xóm 3 và Sông Cầu Chày; Phía Bắc giáp với Minh Thuỷ Ngọc Lặc.    

         - Dân số: Có tổng số  87 hộ với 368 nhân khẩu.

         - Về diện tích tự nhiên là 65,27 ha, trong đó đất nông nghiệp là 19,10 ha, đất màu là 7,79 ha, đất thổ cư là 38,47 ha. Nhân dân thôn 2 chủ yếu là nghề thuần nông.

         - Số người hoạt động không chuyên trách: 6 người

         - Diện tích Nhà văn hóa thôn 380 m2; Diện tích Khu sân thể thao thôn 4500 m2

         Trong những năm qua thôn 2 làng Núc Mọ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy - UBND xã, đặc biệt là vai trò lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Núc Mọ 1 với 5 Đảng viên nhiều năm liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, cùng 5 ngành đoàn thể chính trị xã hội 02 tổ an ninh xã hội hoạt động có hiệu quả. 

          * Thôn 3 làng Núc Mọ: Khu dân cư thôn 3 làng Núc Mọ, xã Quảng Phú là khu dân cư có vị trí cách trụ sở UBND xã 6,9 km về phía Tây Bắc với 100% dân số là người theo đạo Công giáo.                                          

- Vị trí địa lý:  Phía §«ng giáp thôn 4 xã Quảng Phú; Phía Tây giáp  thôn Minh Thuỷ xã Lam Sơn huyện Ngọc Lặc; Phía Nam giáp Thôn 4 và Sông Cầu Chày; Phía Bắc giáp với thôn 2 cùng xã. 

- Dân số: Có tổng số  130 hộ với 531 nhân khẩu.

           - Về diện tích tự nhiên là 77 ha, trong đó đất nông nghiệp là 32 ha, đất màu là 15 ha, đất thổ cư là 30 ha. Nhân dân thôn 3 chủ yếu là nghề thuần nông.

           - Số người hoạt động không chuyên trách: 6 người

           - Diện tích Nhà văn hóa thôn: 460 m2; Diện tích Khu thể thao thôn: 1500 m2

Trong những năm qua thôn 3 làng Núc Mọ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy - UBND xã, đặc biệt là vai trò lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Núc Mọ 2 với 5 Đảng viên nhiều năm liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, cùng 5 ngành đoàn thể chính trị xã hội 02 tổ an ninh xã hội hoạt động có hiệu quả. 

  * Thôn 4 Làng Núc Mọ

Khu dân cư Thôn 4 làng Núc - Mọ, xã Quảng Phú là khu dân cư có vị trí cách trụ sở UBND

xã 5 km về phía Tây Bắc với 98% dân số là người theo đạo công giáo.                        

           Phía §«ng giáp thôn 5 xã Quảng Phú; Phía Tây giáp huyện Ngọc Lặc; Phía Nam giáp thôn 5 cùng xã; Phía Bắc thôn 2 xã Quảng phú. 

* Về diện tích tự nhiên là 114 ha, trong đó đất nông nghiệp là 33,7 ha, đất màu là 31 ha, đất thổ cư là  49,3 ha. Nhân dân xóm 4 chủ yếu là nghề thuần nông.

* Dân số: có tổng số  134 hộ với 520 nhân khẩu.

- Diện tích Nhà văn hóa thôn: 500 m2; Diện tích Khu thể thao thôn: 1500 m2

Trong những năm qua xóm 4 luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy - UBND xã, đặc biệt là vai trò lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Núc Mọ 3 với 5 Đảng viên nhiều năm liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, cùng 5 ngành đoàn thể chính trị xã hội 02 tổ an ninh xã hội hoạt động có hiệu quả.  Đến nay hoạt động của làng văn hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

            Thôn 5 làng Núc Mọ.

           Là thôn cách trung tâm xã 3 km về phía Tây, Phía Tây giáp huyện Ngọc Lặc; phía Bắc giáp thôn 4 và sông Cầu Chày; , phía Đông giáp sông Cầu Chày; Phiá Nam giáp xã Thọ Lập, đất đai không bẳng phẳng, tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, sản xuất 3 vụ trong năm.

       Dân số:  620 khẩu. Số hộ: 144 hộ      

       Diện tích tự nhiên: 91,19 ha. 

       Đất nông nghiệp: 46,07ha ( Đất canh tác 30,94 ha)           

       Đất phi nông nghiệp: 35,6 ha ( Đất ở 25,87 ha)

       Đất chưa sử dụng: 0,97 ha

       Số người hoạt động không chuyên trách: 6 người

       Diện tích Nhà văn hóa thôn 500 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 13.660 m2

       100% dân cư của thôn theo đạo Thiên Chúa giáo

        * Thôn 6 làng Phúc Địa

          Khu dân cư Thôn 6, là khu dân cư có vị trí   liền kề trụ sở UBND xã về phía Tây Nam.

         -  Phía Đông giáp thôn 9 xã Quảng Phú; Phía Tây giáp thôn 5 và sông Cầu chày; Phía Nam giáp với thôn 8 cùng xã; Phía Bắc giáp với thôn 7 cùng xã.

           Tổng diện tích đất tự nhiên 47 ha, trong đó diện tích canh tác là 27 ha, hiện nay xóm có 97 hộ, 333 nhân khẩu, với 201 người trong tuổi lao động, 95% là giáo dân theo đạo Thiên chúa giáo, với tinh thần sống tốt đời đẹp đạo, phúc âm giữa lòng dân tộc. 

           Diện tích Nhà văn hóa thôn 420 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 2.505 m2

- Chi bộ gồm 08 Đảng viên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh với 7 đoàn thể chính trị, xã hội, 1 tổ ANXH, 3 thành viên trong. Ban quản lý thôn luôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chính sách và công bằng xã hội, không ngừng phấn đấu tăng hộ khá giàu, giảm hộ nghèo, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh, gia đình hạnh phúc, luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

           * Thôn 7 làng Phúc Địa.

          Khu dân cư Thôn 7 là  khu dân cư có vị trí   liền kề trụ sở UBND xã về phía Tây Bắc. Phía Đông giáp thôn 9 xã Quảng Phú; Phía Tây giáp thôn 17 xã Quảng Phú; Phía Nam giáp với thôn 6 cùng xã; Phía Bắc giáp với huyện Yên Định.

            Thôn có tổng diện tích đất tự nhiên 43,7 ha, trong đó diện tích canh tác là 27 ha, hiện nay xóm có 103 hộ, 403 nhân khẩu, với 216 người trong tuổi lao động, 95% là giáo dân theo đạo Thiên chúa giáo, nhân dân sống tốt đời đẹp đạo, phúc âm giữa lòng dân tộc. 

            Diện tích Nhà văn hóa thôn 800 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 2428 m2

            Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, thôn có tới hàng chục thanh niên xung

phong, dân công hỏa tuyến và có 04 liệt sỹ, 01 thương bệnh binh.

- Trong công cuộc đổi mới đất nước nhân dân trong thôn luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước cũng như của địa phương.

- Thôn có chi bộ Đảng gồm 15 Đảng viên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, có 7 đoàn thể chính trị, xã hội, tổ ANXH, 3 thành viên hoạt động có hiệu quả. Nhân dân trong thôn thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh, luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại phát triển mạnh, đời sống nhân dân trong thôn không ngừng phát triển, đổi mới thu được nhiều thành tích xuất sắc, nay là chương trình xây dựng nông thôn mới.

           Thôn 8 làng Phúc Địa: Khu dân cư 8 có vị trí  cách trụ sở UBND xã 01 km về phía Đông Nam. Phía Đông giáp thôn 14 xã Quảng Phú; Phía Tây giáp với Sông Cầu chày; Phía Nam giáp xã Xuân Tín; Phía Bắc giáp thôn 9 xã Quảng Phú.

          Diện tích đất tự nhiên 55,5 ha, trong đó diện tích canh tác là 32 ha, hiện nay xóm có 111 hộ, 412 nhân khẩu, 100% là giáo dân theo đạo Thiên chúa giáo. Khu dân cư xóm 8 là khu dân cư nghề nghiệp chủ yếu nông nghiệp.

           Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, làng có tới hàng trăm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đến nay có 03 liệt sỹ, 6 thương bệnh binh.

- Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhân dân khu dân cư xóm 8  luôn đoàn kết nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế xoá dói giảm nghèo Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, của địa phương.

- Chi bộ lãnh đạo gồm 12 Đảng viên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, cùng 6 tổ chức đoàn thể chính trị, chính trị xã hội, tổ ANXH, 3 thành viên trong Ban quản lý thôn xóm.

- Khu dân cư thôn 8 Làng Phúc Địa có nghề truyền thống trồng cây lúa nước từ lâu đời, đời sống nhân dân trong thôn luôn không ngừng phát triển bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các ban nghành đoàn thể - chính quyền địa phương, với sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ đảng viên - các tầng lớp nhân dân trong làng đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, thu được nhiều thành tích xuất sắc.

           * Thôn 9 làng Phúc Địa:  Khu dân cư Thôn 9 là khu dân cư có vị trí liền kề trụ sở UBND xã về phía Đông Nam xã Quảng Phú. Phía Đông giáp thôn 12 cùng xã; Phía Tây giáp thôn 6 cùng xã; Phía Nam giáp với thôn 8 cùng xã; Phía Bắc giáp với thôn 7 cùng xã.

          Diện tích đất tự nhiên 54,2 ha, trong đó diện tích canh tác là 29 ha.

          Dân số 160 hộ, 530 nhân khẩu, với 216 người trong tuổi lao động, 95% là giáo dân theo đạo Thiên chúa giáo, sống tốt đời đẹp đạo, phúc âm giữa lòng dân tộc. 

         Diện tích Nhà văn hóa thôn 340 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 1500 m2

          Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, thôn có tới hàng chục thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và  có 04 liệt sỹ, 02 thương bệnh binh.

- Trong công cuộc đổi mới đất nước nhân dân trong làng luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, tin tưởng vào chế độ, đường lối đổi mới của Đảng.

- Chi bộ gồm 09 Đảng viên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, có 7 đoàn thể chính trị xã hội, 1 tổ ANXH, 3 thành viên. Ban quản lý thôn luôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội và công bằng xã hội, không ngừng phấn đấu tăng hộ khá giàu, giảm hộ nghèo, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh, gia đình hạnh phúc, luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng. đời sống nhân dân trong làng luôn không ngừng phát triển và đổi mới. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các ban ngành đoàn thể - chính quyền địa phương, với sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ đảng viên - các tầng lớp nhân dân đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, thu được nhiều thành tích xuất sắc.

            *Thôn 11 Làng Cửu Bao: Là thôn độc lập Cách trung tâm xã 2 km về phía Bắc, Phía Tây giáp phố Thắng Lợi thị trấn Thống Nhất; phía Bắc giáp phố Sao Đỏ thị trấn Thống Nhất; phía Đông giáp phố 1/5 thị trấn Thống Nhất; Phía Nam giáp Thôn 17 cùng xã.

             Dân số:  299 khẩu. Số hộ: 79 hộ        

             Diện tích tự nhiên: 60,48 ha. 

             Đất canh tác là: 56,43 ha ( Đất canh tác: 16,70 ha); Đất phi nông nghiệp: 4,05 ha ( Đất ở )

             Số người hoạt động không chuyên trách: 6 người

             Diện tích Nhà văn hóa thôn 379 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 2.006 m2

             * Thôn 13: Khu dân cư Thôn 13 là khu dân cư có vị trí cách  trụ sở UBND xã 2 km về phía Đông Nam. Phía Đông giáp xã Yên Giang, huyện Yên Định; Phía Tây giáp thôn 14 xã Quảng Phú; Phía Nam giáp với xã Thọ Thắng; Phía Bắc giáp với thôn 21 cùng xã.

            Diện tích đất tự nhiên 83,8 ha, trong đó diện tích canh tác là 35 ha, hiện nay xóm có 81 hộ, 316 nhân khẩu, với 140 người trong tuổi lao động, 100% là giáo dân theo đạo Thiên chúa giáo, với tinh thần sống tốt đời đẹp đạo, phúc âm giữa lòng dân tộc. 

         Số người hoạt động không chuyên trách: 6 người

         Diện tích Nhà văn hóa thôn 300 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 2891 m2

         Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, thôn có 01 liệt sỹ, 05 thương bệnh binh.

- Trong công cuộc đổi mới đất nước nhân dân trong làng luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các quy định của địa phương.

- Chi bộ gồm 05 Đảng viên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, có 7 đoàn thể chính trị, chính trị xã hội, 1 tổ ANXH, 3 thành viên trong Ban quản lý thôn.

- Khu dân cư thôn 13 Làng Phúc Địa, luôn không ngừng phát triển và đổi mới, với sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ đảng viên - các tầng lớp nhân dân trong làng đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, thu được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, nay là chương trình xây dựng nông thôn mới.

            * Thôn 14:  Là Khu dân cư có vị trí cách trụ sở UBND xã 1,2 km về phía Tây Đông Nam với 100% dân số là người theo đạo Công giáo.                         

       Phía Đông giáp thôn 21 cùng xã; Phía Tây giáp thôn 9 xã Quảng Phú; Phía Nam giáp xóm 13 xã Quảng Phú; Phía Bắc xóm 8 xã Quảng phú.         

* Về diện tích tự nhiên là 49,5 ha, trong đó đất nông nghiệp là 25,1 ha, đất màu là 09 ha, đất thổ cư là 11,4 ha. Nhân dân thôn 4 chủ yếu là nghề thuần nông.

* Dân số: Có tổng số 86 hộ với 320 nhân khẩu.

Diện tích Nhà văn hóa thôn 400 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 1500 m2

Trong những năm qua thôn 14, luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy - UBND xã, đặc biệt là vai trò lãnh đạo trực tiếp của chi bộ, với 6 Đảng viên nhiều năm liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, cùng 5 ngành đoàn thể chính trị xã hội 01 tổ an ninh xã hội hoạt động có hiệu quả.  Đến nay hoạt động của khu dân cư thôn 14 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

         Thôn 15:  Là thôn cách trung tâm xã 2,5 km về phía Tây- Bắc, Phía Tây giáp Phố Thắng Lợi, thị trấn Thống Nhất huyện Yên Định, phía Bắc giáp thôn 17, phía Đông giáp thôn 7 cùng xã, Phía Nam giáp thôn 7 cùng xã, đất đai chủ yếu là đất trung du, tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, sản xuất 2 vụ trong năm.

           Dân số:  599 khẩu ;  Số hộ: 146 hộ      

           Diện tích tự nhiên:  176 ha

           Đất nông nghiệp, trồng trọt: 128,58 ha.

           Đất phi nông nghiệp: 47,42 ha ( Đất ở: 41,19 ha)

           Số người hoạt động không chuyên trách: 6 người

           Diện tích Nhà văn hóa thôn 500 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 3350 m2

          *Thôn 17:

           Là khu dân cư có vị trí cách  trụ sở UBND xã 1,5 km về phía Tây Bắc.

           Phía Đông giáp xã thôn 7 cùng xã; Phía Tây giáp thôn 15 xã Quảng Phú; Phía Nam giáp với thôn 7 xã Quảng Phú; Phía Bắc giáp với thôn 11 cùng xã.

          Diện tích đất tự nhiên 49,2 ha, trong đó diện tích canh tác là 44,3 ha, thôn có 87 hộ, 289 nhân khẩu, với 159 người trong tuổi lao động, 96% là giáo dân theo đạo Thiên chúa giáo. 

          Diện tích Nhà văn hóa thôn 630 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 1500 m2

         Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, thôn có 07 liệt sỹ, 02 thương bệnh binh.

           - Trong công cuộc đổi mới đất nước nhân dân trong làng luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, tin tưởng vào chế độ, đường lối đổi mới của Đảng.

- Chi bộ Đảng có10 Đảng viên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, có 7 đoàn thể chính trị, chính trị xã hội, 1 tổ ANXH, 3 thành viên trong Ban quản lý thôn.

- Khu dân cư thôn 17 luôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội và công bằng xã hội, không ngừng phấn đấu tăng hộ khá giàu, giảm hộ nghèo, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, thực hiện nếp sống văn hóa - Văn minh, gia đình hạnh phúc, luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng với sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ đảng viên - các tầng lớp nhân dân trong thôn đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, thu được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới.

            Thôn 21: Khu dân cư xóm 21 là khu dân cư có vị trí  cách trụ sở UBND xã 01 km về phía Đông Bắc. Phía Đông giáp xã Yên Giang huyện Yên Định ; Phía Tây giáp thôn  9 cùng xã; Phía Nam giáp với thôn 13 và 14 cùng xã; Phía Bắc giáp với huyện Yên Định.

            Có tổng diện tích đất tự nhiên 187 ha, trong đó diện tích canh tác là 142 ha, hiện nay xóm có 71 hộ, 262 nhân khẩu, với 130 người trong tuổi lao động, 100% là giáo dân theo đạo Thiên chúa giáo, với tinh thần sống tốt đời đẹp đạo, phúc âm giữa lòng dân tộc.

            Diện tích Nhà văn hóa thôn 450 m2; Diện tích Khu thể thao thôn 2000 m2

           Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, thôn có 01 liệt sỹ, 2 thương bệnh binh.

- Trong công cuộc đổi mới đất nước nhân dân trong làng luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, tin tưởng vào chế độ, đường lối đổi mới của Đảng.

- Thôn có chi bộ lãnh đạo gồm 12 Đảng viên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, có 7 đoàn thể chính trị, chính trị xã hội, 1 tổ ANXH, 3 thành viên trong Ban quản lý thôn xóm.

           - Khu dân cư xóm 21 Làng Phúc Địa có nghề truyền thống trồng cây lúa nước từ lâu đời, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các ban nghành đoàn thể - chính quyền địa phương, với sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ đảng viên – các tầng lớp nhân dân trong làng đã đoàn kết, bền bỉ vượt qua khó khăn, thu được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, nay là chương trình xây dựng nông thôn mới.

            III. PHƯƠNG ÁN ĐỔI TÊN, SÁP NHẬP ĐỂ THÀNH LẬP THÔN MỚI

          A. SÁP NHẬP THÔN THÀNH THÔN MỚI

           1. Sáp nhập xóm 10 (120 hộ, 452 nhân khẩu, diện tích 176 ha)  và xóm 12 ( 71 hộ, 259 nhân khẩu, diện tích 82 ha) để thành lập thôn 21 mới. Sau khi thành lập thôn 21 có 191 hộ, 711 nhân khẩu, diện tích 187 ha.

            - Vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã Yên Giang huyện Yên Định;  phía Nam giáp thôn 13 và 14 cùng xã; Phía Tây giáp Thôn 9 cùng xã, phía bắc giáp khu phố 1/5 thị trấn Thống Nhất huyện Yên Định. (sáp nhập 02 thôn).

           2. - Sáp nhập thôn 15 (90 hộ, 379 nhân khẩu, diện tích 90 ha) và thôn 16 (56 hộ, 220 nhân khẩu, diện tích 86ha) để thành lập thôn 15. Sau khi thành lập thôn 15 có 146 hộ, 599 nhân khẩu, diện tích 176 ha.

          - Vị trí địa lý:  Phía Đông giáp thôn 17, phía nam giáp Thôn 7 cùng xã, phía  Tây giáp phố Thắng Lợi thị trấn Thống Nhất huyện Yên Định, phía Bắc giáp Công ty bà sữa Vinamilk.

          IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN SAU KHI SÁP NHẬP

          1. Giải pháp tổ chức.

          Sau khi có quyết định sáp nhập để thành lập thôn mới của cấp có thẩm quyền, UBND xã phối hợp với các Tổ chức chính trị xã hội, báo cáo Đảng ủy xã lãnh đạo phương án kiện toàn, sắp xếp tổ chức của Chi bộ, Chi hội, Trưởng thôn và những người hoạt động không chuyên trách ở thôn mới. Cụ thể:

         1.1.  Đối với thôn 15

        Chi bộ có 12 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 25

đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 38  hội viên; Chi hội Phụ nữ có 125 hội viên; Chi hội Nông dân có 181 hội viên;

        Những người hoạt động không chuyên trách có 6  người.

        1.2. Đối với thôn 21

Chi bộ có 13 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 32 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 38 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 121 hội viên; Chi hội Nông dân có

125 hội viên; …Những người hoạt động không chuyên trách có 6  người.

          2. Giải pháp về cơ sở vật chất.

          - Trước mắt tận dụng Nhà văn hóa hiện có là nhà Văn hoá thôn 12 mới xây dựng nhưng nếu sinh hoạt hội họp thôn mới không đảm bảo chỗ ngồi nên cần phải mở rộng diện tích bằng cách mở thêm hè về phía tây nam, tùy từng cuộc họp hướng dẫn các thôn tổ chức hội nghị đảm bảo theo quy định.         

          + Đối với nhà văn hóa thôn 15: Sử dụng diện tích đất nhà văn hóa  thôn 15 đã quy hoạch xây dựng kế hoạch xây mới, đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định. Khu sân thể thao giữ nguyên với diện tích của 2 thôn cũ  thôn 15 cũ là 2219 m2.  Thôn 16 là  là 936 m

          V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT :

          Đề nghị các cấp hỗ trợ kinh phí để đầu tư thực hiện việc tu sửa nâng cấp nhà văn hóa có thể sử dụng lại.

         Đề nghị cấp trên tăng mức phụ cấp cho những cán bộ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ sau khi sáp nhập thôn đặc biệt là quan tâm chế độ phụ cấp cho đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn đồng thời hỗ trợ cho đóng BHXH để thu hút lớp trẻ có trình đội, năng lực, sức khỏe làm cán bộ thôn.

Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nội vụ thẩm định trình Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh sớm phê duyệt cho địa phương được thực hiện việc sáp nhập, thành lập thôn mới theo Đề án này.

     

  Nơi nhận:

- UBND huyện (để b/c);

- Các Phòng: Nội vụ (để b/c);

- Thường trực ĐU, HĐND, UBND xã;

UB MTTQ và các Đoàn thể cấp xã;

- Các thôn có liên quan (để t/h);

- Lưu: VT.

                                CHỦ TỊCH

 

                                   ( Đã ký)

 

                            Phạm Văn Quyết

                     

 

Thủ tục hành chính