Lễ Hội Lê Hoàn - tiếng gọi cội nguồn
Lễ Hội Lê Hoàn - Tiếng gọi cội nguồn.
Xã Xuân Lập (Thọ Xuân) được mệnh danh là vùng đất của những bậc anh hùng, nơi đây hội tụ nhiều di tích lịch sử như lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm, đền thờ Thái sư Tống Văn Mẫn, đền thờ thượng tướng quân Hoàng Văn Luyện, đình làng Phú Xá (thờ Lý Kim Ngô).
Đặc biệt, có đền thờ Lê Đại Hành - vị vua đầu tiên của nhà tiền Lê, trị vì từ năm 980 đến năm 1005. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời gian, đền thờ Lê Hoàn (Lê Đại Hành) ở thôn Trung Lập, xã Xuân Lập vẫn còn nguyên dáng vẻ cổ kính. Đến hẹn lại lên, từ ngày 7 đến ngày 9-3 âm lịch, người dân xứ Thanh và du khách khắp mọi miền Tổ quốc lại về hội ngộ dự lễ hội Lê Hoàn, dâng hương tưởng nhớ công ơn vua Lê Đại Hành. Đây là lễ hội văn hóa mang đậm chất truyền thống và hiện đại, là tiếng gọi âm vang từ cội nguồn dân tộc.
Lê Đại Hành, sinh năm 941 tại Trung Lập, huyện Thụy Nguyên (nay là xã Xuân Lập (Thọ Xuân) trong một gia đình nông dân nghèo. Lên 6 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, được gia đình cụ Lê Đột, người làng Mía (nay là làng Phong Mỹ, xã Xuân Tân) nhận làm con nuôi. Từ bé, ông đã tỏ ra rất thông minh, nhanh nhẹn. Năm 16 tuổi, ông theo Đinh Tiên Hoàng tham gia dẹp loạn 12 sứ quân. Ông nổi tiếng với trí dũng vẹn toàn.
Tháng 7-980, Lê Hoàn chính thức lên ngôi vua. Trong suốt 24 năm ông trị vì, đất nước luôn bình yên, cuộc sống của nhân dân từ Nam ra Bắc ấm no, hạnh phúc bởi nhiều cải cách được coi là những tiến bộ vượt bậc so với các triều đại phong kiến. Ngay từ thời điểm đó, ông đã rất coi trọng vấn đề phát triển thủy lợi và xác định đây là nền tảng để sản xuất nông nghiệp bền vững. Lê Hoàn được xem là một trong những vị vua trọng nông trong các triều đại phong kiến, đích thân ông đã nhiều lần xuống đồng cày cấy cùng bà con; ông còn khuyến khích nhân dân mở rộng sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, chủ yếu là nghề rèn đúc và gốm. Đặc biệt, ông đã cho đúc tiền Thiên Phúc là đồng tiền riêng của Việt Nam để không phải lệ thuộc vào tiền nhà Tống (Trung Quốc). Mặc dù đánh thắng quân Tống, giữ yên bờ cõi, nhưng ông vẫn giữ được mối hòa khí với nước Tống nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo. Lê Hoàn còn nổi tiếng là vị vua nhân đức và biết sử dụng nhân tài. Lê Hoàn mất năm 1005, thọ 64 tuổi. Trước những công lao to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ. Đền thờ gồm 13 gian làm bằng gỗ lợp ngói cổ, rộng 4 ha, được xem là ngôi đền cổ nhất tỉnh, đã được tu bổ, tôn tạo khá khang trang, nhưng vẫn bảo tồn nguyên dáng vẻ cổ kính. Các con giống trên nóc đền không bị mối mọt, rêu mốc do làm từ đất sét trắng nung trấu và được nhúng vào dầu sở. Trong đền có tượng Lê Hoàn, Thái hậu Dương Vân Nga, ông Hoàng Khảo, cha đẻ Lê Hoàn, bà Đặng Thị (mẹ đẻ Lê Hoàn)... Nghệ thuật trang trí trong đền hết sức tinh xảo với những họa tiết hoa văn độc đáo. Hai đầu trên các mái đường có hình rồng chầu, kệ hoành cửa trước tiền đường chạm khắc nhiều con vật linh thiêng. Hậu cung có bài vị, hộp sắc, kiệu rước và các đồ binh khí cùng nhiều hiện vật quý hiếm: 2 chiếc trống đồng, một có hoa văn hình ngôi sao 16 cánh, một có hoa văn hình ngôi sao 10 cánh, chiếc đỉnh đồng chu vi 1,5 m; bình hương bằng đồng đen chạm rồng bên dưới khắc hai chữ thiên cổ. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được chiếc đĩa đá màu hồng của vua nhà Tống tặng Lê Hoàn gọi là Ngọc tuyết. Trong đền hiện có 14 sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Phía trước là hai tấm bia đá lớn trang trí hoa văn hình rồng chầu nguyệt, đường nét thanh thoát, khỏe khoắn. Nét độc đáo của ngôi đền còn ở chỗ tất cả các chạm trổ đều mang dáng dấp của hoa sen. Chi tiết này gắn với truyền thuyết một đêm mẹ Lê Hoàn là bà Đặng Thị mơ lạc vào hồ bạt ngàn hoa sen, bà chọn một bông to nhất hái về nhưng không ăn mà chia hết cho mọi người, sau đó bà có mang và sinh ra Lê Đại Hành.
Gắn liền với khu di tích. Những năm gần đây, lễ hội Lê Hoàn được tổ chức trang trọng và hoành tráng với một ý nghĩa xuyên suốt là đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Phần lễ bắt đầu bằng lễ dâng hương rước kiệu tưởng nhớ công đức của Lê Hoàn và các tướng lĩnh. Ngày chính kỵ năm nay, sau lễ mít tinh kỷ niệm là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa đặc sắc do diễn viên các đoàn nghệ thuật của tỉnh và các đội văn nghệ quần chúng trình diễn, gồm 3 chương mô phỏng nêu bật tài năng, đức độ và công lao to lớn của vua Lê Đại Hành trong việc dẹp nội loạn, chống ngoại xâm giữ yên bờ cõi, xây dựng nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội... Những việc làm thuận lẽ trời, hợp lòng dân của nhà vua đã góp phần làm rạng rỡ trang sử chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước của dân tộc ta. Đồng thời, tái hiện một trong những sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu giờ khắc lên ngôi của vị anh hùng dân tộc: Thái hậu Dương Vân Nga khoác Hoàng bào lên vai vị Thập đạo tướng quân tài ba. Sự kiện ấy cũng là sự kiện mở đầu cho sự ra đời của Vương triều tiền Lê trong lịch sử dân tộc. Người đến dự lễ hội được gặp lại những trại lính thời Lê Hoàn qua sự tái hiện của hội thi dựng trại binh thời Lê Hoàn được các làng văn hóa tiêu biểu huyện Thọ Xuân tổ chức hết sức sinh động . Ngoài ra còn có diễn tích cày ruộng để ghi nhớ công ơn của vua Lê Đại Hành - người đã từng đích thân cày ruộng vào một ngày đầu xuân năm Đinh Hợi 987 và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian; hoạt động thể dục - thể thao như thi đấu vật dân tộc, bóng chuyền, cờ tướng, kéo co... Đặc biệt, nhiều tục lệ độc đáo gắn liền với những sinh hoạt dưới triều Lê Hoàn vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc Lê Hoàn đích thân cày ruộng), tục tiến cốm, xôi nén, tục chạp lăng, chạp mộ. Sôi động nhất là hội thi bắt cá, bắt lươn do các trai tráng trong làng tổ chức, sau đó cùng làm gỏi và ăn uống ngay tại lễ hội (tục này gắn liền với thói quen thích ăn gỏi cá của Lê Hoàn). Ngoài ra, trong lễ hội không thể thiếu cảnh trai tráng xuống ao múc bùn đắp bờ để tưởng nhớ đến nghệ thuật dùng binh (đào hào) của Lê Hoàn. Một nét đẹp văn hóa cần được phát huy là trong buổi tối cùng ngày (chính kỵ), hội thả đèn hoa đăng trên sông Đào của các em học sinh THPT để tri ân các anh hùng dân tộc.
Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức, du khách lại tấp nập về với cội nguồn, với tổ tiên để chiêm bái và ngưỡng vọng. Phát huy truyền thống vùng đất địa linh nhân kiệt, những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội của người dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập, ngày càng được cải thiện. Cứ mỗi dịp lễ hội lại thêm một lần người dân Xuân Lập được hào hứng tham gia nhiều vai trò khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới một mục đích chung là hướng về cội nguồn của dân tộc. Đây là dịp để giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, đồng thời giới thiệu, quảng bá đến du khách thập phương hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Trong tương lai gần, đền thờ Lê Hoàn trở thành điểm đến quan trọng trong tour du lịch của xứ Thanh./.
Đài truyền thanh Quảng Phú
Ngày 11 tháng 04 năm 2023
Tin cùng chuyên mục
-
Lễ hội Lam Kinh Di sản văn hóa phi vật thể vô giá
23/09/2024 21:09:53 -
Dấu ấn Lam Kinh đối với du khách thập phương
22/09/2024 08:42:49 -
Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh Năm 2024
22/09/2024 08:39:25 -
Các bảo vật quốc gia tại khu di tích lịch sử Lam Kinh
22/09/2024 08:35:15
Lễ Hội Lê Hoàn - tiếng gọi cội nguồn
Lễ Hội Lê Hoàn - Tiếng gọi cội nguồn.
Xã Xuân Lập (Thọ Xuân) được mệnh danh là vùng đất của những bậc anh hùng, nơi đây hội tụ nhiều di tích lịch sử như lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm, đền thờ Thái sư Tống Văn Mẫn, đền thờ thượng tướng quân Hoàng Văn Luyện, đình làng Phú Xá (thờ Lý Kim Ngô).
Đặc biệt, có đền thờ Lê Đại Hành - vị vua đầu tiên của nhà tiền Lê, trị vì từ năm 980 đến năm 1005. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời gian, đền thờ Lê Hoàn (Lê Đại Hành) ở thôn Trung Lập, xã Xuân Lập vẫn còn nguyên dáng vẻ cổ kính. Đến hẹn lại lên, từ ngày 7 đến ngày 9-3 âm lịch, người dân xứ Thanh và du khách khắp mọi miền Tổ quốc lại về hội ngộ dự lễ hội Lê Hoàn, dâng hương tưởng nhớ công ơn vua Lê Đại Hành. Đây là lễ hội văn hóa mang đậm chất truyền thống và hiện đại, là tiếng gọi âm vang từ cội nguồn dân tộc.
Lê Đại Hành, sinh năm 941 tại Trung Lập, huyện Thụy Nguyên (nay là xã Xuân Lập (Thọ Xuân) trong một gia đình nông dân nghèo. Lên 6 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, được gia đình cụ Lê Đột, người làng Mía (nay là làng Phong Mỹ, xã Xuân Tân) nhận làm con nuôi. Từ bé, ông đã tỏ ra rất thông minh, nhanh nhẹn. Năm 16 tuổi, ông theo Đinh Tiên Hoàng tham gia dẹp loạn 12 sứ quân. Ông nổi tiếng với trí dũng vẹn toàn.
Tháng 7-980, Lê Hoàn chính thức lên ngôi vua. Trong suốt 24 năm ông trị vì, đất nước luôn bình yên, cuộc sống của nhân dân từ Nam ra Bắc ấm no, hạnh phúc bởi nhiều cải cách được coi là những tiến bộ vượt bậc so với các triều đại phong kiến. Ngay từ thời điểm đó, ông đã rất coi trọng vấn đề phát triển thủy lợi và xác định đây là nền tảng để sản xuất nông nghiệp bền vững. Lê Hoàn được xem là một trong những vị vua trọng nông trong các triều đại phong kiến, đích thân ông đã nhiều lần xuống đồng cày cấy cùng bà con; ông còn khuyến khích nhân dân mở rộng sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, chủ yếu là nghề rèn đúc và gốm. Đặc biệt, ông đã cho đúc tiền Thiên Phúc là đồng tiền riêng của Việt Nam để không phải lệ thuộc vào tiền nhà Tống (Trung Quốc). Mặc dù đánh thắng quân Tống, giữ yên bờ cõi, nhưng ông vẫn giữ được mối hòa khí với nước Tống nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo. Lê Hoàn còn nổi tiếng là vị vua nhân đức và biết sử dụng nhân tài. Lê Hoàn mất năm 1005, thọ 64 tuổi. Trước những công lao to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ. Đền thờ gồm 13 gian làm bằng gỗ lợp ngói cổ, rộng 4 ha, được xem là ngôi đền cổ nhất tỉnh, đã được tu bổ, tôn tạo khá khang trang, nhưng vẫn bảo tồn nguyên dáng vẻ cổ kính. Các con giống trên nóc đền không bị mối mọt, rêu mốc do làm từ đất sét trắng nung trấu và được nhúng vào dầu sở. Trong đền có tượng Lê Hoàn, Thái hậu Dương Vân Nga, ông Hoàng Khảo, cha đẻ Lê Hoàn, bà Đặng Thị (mẹ đẻ Lê Hoàn)... Nghệ thuật trang trí trong đền hết sức tinh xảo với những họa tiết hoa văn độc đáo. Hai đầu trên các mái đường có hình rồng chầu, kệ hoành cửa trước tiền đường chạm khắc nhiều con vật linh thiêng. Hậu cung có bài vị, hộp sắc, kiệu rước và các đồ binh khí cùng nhiều hiện vật quý hiếm: 2 chiếc trống đồng, một có hoa văn hình ngôi sao 16 cánh, một có hoa văn hình ngôi sao 10 cánh, chiếc đỉnh đồng chu vi 1,5 m; bình hương bằng đồng đen chạm rồng bên dưới khắc hai chữ thiên cổ. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được chiếc đĩa đá màu hồng của vua nhà Tống tặng Lê Hoàn gọi là Ngọc tuyết. Trong đền hiện có 14 sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Phía trước là hai tấm bia đá lớn trang trí hoa văn hình rồng chầu nguyệt, đường nét thanh thoát, khỏe khoắn. Nét độc đáo của ngôi đền còn ở chỗ tất cả các chạm trổ đều mang dáng dấp của hoa sen. Chi tiết này gắn với truyền thuyết một đêm mẹ Lê Hoàn là bà Đặng Thị mơ lạc vào hồ bạt ngàn hoa sen, bà chọn một bông to nhất hái về nhưng không ăn mà chia hết cho mọi người, sau đó bà có mang và sinh ra Lê Đại Hành.
Gắn liền với khu di tích. Những năm gần đây, lễ hội Lê Hoàn được tổ chức trang trọng và hoành tráng với một ý nghĩa xuyên suốt là đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Phần lễ bắt đầu bằng lễ dâng hương rước kiệu tưởng nhớ công đức của Lê Hoàn và các tướng lĩnh. Ngày chính kỵ năm nay, sau lễ mít tinh kỷ niệm là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa đặc sắc do diễn viên các đoàn nghệ thuật của tỉnh và các đội văn nghệ quần chúng trình diễn, gồm 3 chương mô phỏng nêu bật tài năng, đức độ và công lao to lớn của vua Lê Đại Hành trong việc dẹp nội loạn, chống ngoại xâm giữ yên bờ cõi, xây dựng nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội... Những việc làm thuận lẽ trời, hợp lòng dân của nhà vua đã góp phần làm rạng rỡ trang sử chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước của dân tộc ta. Đồng thời, tái hiện một trong những sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu giờ khắc lên ngôi của vị anh hùng dân tộc: Thái hậu Dương Vân Nga khoác Hoàng bào lên vai vị Thập đạo tướng quân tài ba. Sự kiện ấy cũng là sự kiện mở đầu cho sự ra đời của Vương triều tiền Lê trong lịch sử dân tộc. Người đến dự lễ hội được gặp lại những trại lính thời Lê Hoàn qua sự tái hiện của hội thi dựng trại binh thời Lê Hoàn được các làng văn hóa tiêu biểu huyện Thọ Xuân tổ chức hết sức sinh động . Ngoài ra còn có diễn tích cày ruộng để ghi nhớ công ơn của vua Lê Đại Hành - người đã từng đích thân cày ruộng vào một ngày đầu xuân năm Đinh Hợi 987 và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian; hoạt động thể dục - thể thao như thi đấu vật dân tộc, bóng chuyền, cờ tướng, kéo co... Đặc biệt, nhiều tục lệ độc đáo gắn liền với những sinh hoạt dưới triều Lê Hoàn vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc Lê Hoàn đích thân cày ruộng), tục tiến cốm, xôi nén, tục chạp lăng, chạp mộ. Sôi động nhất là hội thi bắt cá, bắt lươn do các trai tráng trong làng tổ chức, sau đó cùng làm gỏi và ăn uống ngay tại lễ hội (tục này gắn liền với thói quen thích ăn gỏi cá của Lê Hoàn). Ngoài ra, trong lễ hội không thể thiếu cảnh trai tráng xuống ao múc bùn đắp bờ để tưởng nhớ đến nghệ thuật dùng binh (đào hào) của Lê Hoàn. Một nét đẹp văn hóa cần được phát huy là trong buổi tối cùng ngày (chính kỵ), hội thả đèn hoa đăng trên sông Đào của các em học sinh THPT để tri ân các anh hùng dân tộc.
Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức, du khách lại tấp nập về với cội nguồn, với tổ tiên để chiêm bái và ngưỡng vọng. Phát huy truyền thống vùng đất địa linh nhân kiệt, những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội của người dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập, ngày càng được cải thiện. Cứ mỗi dịp lễ hội lại thêm một lần người dân Xuân Lập được hào hứng tham gia nhiều vai trò khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới một mục đích chung là hướng về cội nguồn của dân tộc. Đây là dịp để giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, đồng thời giới thiệu, quảng bá đến du khách thập phương hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Trong tương lai gần, đền thờ Lê Hoàn trở thành điểm đến quan trọng trong tour du lịch của xứ Thanh./.
Đài truyền thanh Quảng Phú
Ngày 11 tháng 04 năm 2023