Lễ hội Lam Kinh Di sản văn hóa phi vật thể vô giá
Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá
Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.
Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh.
Lễ hội Lam Kinh gắn với Khu Di tích lịch sử Lam Kinh và vùng đất Lam Sơn. Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà, được an táng ở Lam Kinh. Từ đây các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng.
Sách Việt sử thông giám cương mục đã ghi lại những lần xây dựng Lam Kinh: Năm 1433, vua Lê Thái Tổ mất, thi hài được đưa về Lam Kinh, an táng ở Vĩnh Lăng, tháng 12 cùng năm các quan theo hầu về Tây Kinh dựng Miếu Điện Lam Sơn. Đến tháng 4 năm 1434, vua Lê Thái Tông sai Hữu bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu thờ Thái mẫu. Cứ vài ba năm một lần, vua và các quan trong triều đình nhà Lê lại vào Lam Kinh hành lễ, để tưởng nhớ công đức khai sáng cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ. Các nghi thức hành lễ đều thực hiện nghi thức cung đình. Nghi thức cúng tế gồm: Tế tẩm miếu dùng bốn con trâu, đánh trống đồng, quân lính reo hò hưởng ứng theo. Về nhạc võ thì múa nhạc Bình Ngô phá trận. Văn thì múa nhạc Chư hầu lai triều. Đại tư đồ Lê Bí đến làm lễ ở miếu Chiêu Hiến vương (tên là Học, anh ruột Lê Lợi) và Trung Dũng vương (tên là Thạch, con Lê Học) dùng ba con trâu. Thượng thư lệnh Lê Khang đến làm lễ ở miếu Hoàng Dụ vương (tên là Trừ, anh thứ hai của Lê Lợi) dùng một con trâu.
Về phần hội, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Hoàng đế Lê Thái Tông tưởng nhớ công lao của tiền bối, sáng tác điệu vũ bình Ngô. Việc tổ chức diễn xướng điệu vũ bình Ngô được sách trên ghi lại khá cụ thể: Năm Thái Hòa thứ 7 (1449) mùa Xuân tháng Giêng vua ban yến cho quan, múa nhạc bình Ngô. Công hầu có người xúc động phát khóc; Bảy năm sau (1456), vua Nhân Tông trong dịp về Lam Kinh bái yết Sơn lăng, đã cho đánh trống đồng, diễn khúc Bình Ngô phá trận và Chư hầu lai triều.
Nhiều trò diễn đặc sắc diễn ra tại Lễ hội Lam Kinh.
Trải qua nhiều biến cố, triều Lê sụp đổ và khu miếu điện Lam Kinh cũng theo đó mà suy tàn. Đồng thời, những nghi thức tế lễ mang tính cung đình cũng đã biến mất trong đời sống vùng đất Lam Kinh suốt một thời gian dài. Phải đến đầu thế kỷ XX, làng Lam Sơn mới dựng ngôi đền thờ ngay trên đất Lam Kinh, để thờ vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Lê Lai và Bạch Y Công chúa. Nhiều nghi thức lễ tế cũng dần khôi phục, được Nhân dân thực hành, gìn giữ. Có lẽ điều này đã tạo nên nét đặc trưng, khác biệt và hấp dẫn cho Lễ hội Lam Kinh, vừa mang tính cung đình, vừa mang tính cộng đồng.
Ngày nay, Lễ hội Lam Kinh diễn ra vào các ngày 21 - 22/8 âm lịch hàng năm gắn với lời nhắc nhớ: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức với nhiều lễ nghi trang trọng và linh thiêng. Phần lễ với các nghi thức rước kiệu vua Lê Thái Tổ, kiệu Trung túc vương Lê Lai, đọc chúc văn, tấu cáo tiên tổ dâng hương tưởng niệm vua Lê Thái Tổ và nghĩa sĩ Lam Sơn. Ngoài các nghi lễ chính, lễ hội được tổ chức ấn tượng với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa tái hiện lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các dấu mốc quan trọng như Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Lê Thái Tổ đăng quang cùng nhiều trò chơi, trò diễn độc đáo như trò Xuân Phả, múa rồng, trống hội, pồn pôông... Sự kết hợp của các trò diễn ấy đã cho thấy sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Đồng thời, khẳng định Thanh Hóa là một vùng đất giàu truyền thống, một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, sống động, giàu màu sắc, biểu cảm và cũng đầy tính nghệ thuật của người dân các dân tộc Thái, Mường, Kinh.
Lễ hội Lam Kinh không chỉ làm phong phú thêm sự đa dạng của văn hóa xứ Thanh, văn hóa dân tộc Việt, mà còn khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy lịch sử, văn hóa và lòng người dân Việt.
Tin cùng chuyên mục
-
Lễ hội Lam Kinh Di sản văn hóa phi vật thể vô giá
23/09/2024 21:09:53 -
Dấu ấn Lam Kinh đối với du khách thập phương
22/09/2024 08:42:49 -
Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh Năm 2024
22/09/2024 08:39:25 -
Các bảo vật quốc gia tại khu di tích lịch sử Lam Kinh
22/09/2024 08:35:15
Lễ hội Lam Kinh Di sản văn hóa phi vật thể vô giá
Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá
Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.
Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh.
Lễ hội Lam Kinh gắn với Khu Di tích lịch sử Lam Kinh và vùng đất Lam Sơn. Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà, được an táng ở Lam Kinh. Từ đây các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng.
Sách Việt sử thông giám cương mục đã ghi lại những lần xây dựng Lam Kinh: Năm 1433, vua Lê Thái Tổ mất, thi hài được đưa về Lam Kinh, an táng ở Vĩnh Lăng, tháng 12 cùng năm các quan theo hầu về Tây Kinh dựng Miếu Điện Lam Sơn. Đến tháng 4 năm 1434, vua Lê Thái Tông sai Hữu bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu thờ Thái mẫu. Cứ vài ba năm một lần, vua và các quan trong triều đình nhà Lê lại vào Lam Kinh hành lễ, để tưởng nhớ công đức khai sáng cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ. Các nghi thức hành lễ đều thực hiện nghi thức cung đình. Nghi thức cúng tế gồm: Tế tẩm miếu dùng bốn con trâu, đánh trống đồng, quân lính reo hò hưởng ứng theo. Về nhạc võ thì múa nhạc Bình Ngô phá trận. Văn thì múa nhạc Chư hầu lai triều. Đại tư đồ Lê Bí đến làm lễ ở miếu Chiêu Hiến vương (tên là Học, anh ruột Lê Lợi) và Trung Dũng vương (tên là Thạch, con Lê Học) dùng ba con trâu. Thượng thư lệnh Lê Khang đến làm lễ ở miếu Hoàng Dụ vương (tên là Trừ, anh thứ hai của Lê Lợi) dùng một con trâu.
Về phần hội, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Hoàng đế Lê Thái Tông tưởng nhớ công lao của tiền bối, sáng tác điệu vũ bình Ngô. Việc tổ chức diễn xướng điệu vũ bình Ngô được sách trên ghi lại khá cụ thể: Năm Thái Hòa thứ 7 (1449) mùa Xuân tháng Giêng vua ban yến cho quan, múa nhạc bình Ngô. Công hầu có người xúc động phát khóc; Bảy năm sau (1456), vua Nhân Tông trong dịp về Lam Kinh bái yết Sơn lăng, đã cho đánh trống đồng, diễn khúc Bình Ngô phá trận và Chư hầu lai triều.
Nhiều trò diễn đặc sắc diễn ra tại Lễ hội Lam Kinh.
Trải qua nhiều biến cố, triều Lê sụp đổ và khu miếu điện Lam Kinh cũng theo đó mà suy tàn. Đồng thời, những nghi thức tế lễ mang tính cung đình cũng đã biến mất trong đời sống vùng đất Lam Kinh suốt một thời gian dài. Phải đến đầu thế kỷ XX, làng Lam Sơn mới dựng ngôi đền thờ ngay trên đất Lam Kinh, để thờ vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Lê Lai và Bạch Y Công chúa. Nhiều nghi thức lễ tế cũng dần khôi phục, được Nhân dân thực hành, gìn giữ. Có lẽ điều này đã tạo nên nét đặc trưng, khác biệt và hấp dẫn cho Lễ hội Lam Kinh, vừa mang tính cung đình, vừa mang tính cộng đồng.
Ngày nay, Lễ hội Lam Kinh diễn ra vào các ngày 21 - 22/8 âm lịch hàng năm gắn với lời nhắc nhớ: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức với nhiều lễ nghi trang trọng và linh thiêng. Phần lễ với các nghi thức rước kiệu vua Lê Thái Tổ, kiệu Trung túc vương Lê Lai, đọc chúc văn, tấu cáo tiên tổ dâng hương tưởng niệm vua Lê Thái Tổ và nghĩa sĩ Lam Sơn. Ngoài các nghi lễ chính, lễ hội được tổ chức ấn tượng với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa tái hiện lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các dấu mốc quan trọng như Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Lê Thái Tổ đăng quang cùng nhiều trò chơi, trò diễn độc đáo như trò Xuân Phả, múa rồng, trống hội, pồn pôông... Sự kết hợp của các trò diễn ấy đã cho thấy sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Đồng thời, khẳng định Thanh Hóa là một vùng đất giàu truyền thống, một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, sống động, giàu màu sắc, biểu cảm và cũng đầy tính nghệ thuật của người dân các dân tộc Thái, Mường, Kinh.
Lễ hội Lam Kinh không chỉ làm phong phú thêm sự đa dạng của văn hóa xứ Thanh, văn hóa dân tộc Việt, mà còn khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy lịch sử, văn hóa và lòng người dân Việt.