Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
215904

Lê Đại Hành Hoàng đế: Rạng rỡ những chiến công

Ngày 02/04/2025 20:37:09

Lê Đại Hành Hoàng đế: Rạng rỡ những chiến công

Lê Đại Hành Hoàng đế là vị minh quân sáng lập triều Tiền Lê. Với công trạng lẫy lừng trong bảo vệ và xây dựng đất nước, ông là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.

lh2.jpg

Lê Đại Hành Hoàng đế sinh năm 941, mất năm 1005, húy là Lê Hoàn, quê ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, ông đã được xem là người thông minh, đĩnh ngộ, tính tình phóng khoáng. Dưới triều nhà Đinh, ông lập nhiều công trạng, được phong chức Thập đạo tướng quân. Khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, thiếu đế Đinh Toàn nhỏ tuổi, trước họa xâm lăng, Lê Hoàn được Thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn phò lên ngôi vua năm 980, để gánh vác vận mệnh Quốc gia.

lh3.jpg

Một trong những công lao vĩ đại của Lê Đại Hành hoàng đế đối với dân tộc là công cuộc chống Tống, bình Chiêm. Bằng tài năng quân sự kiệt xuất, trong 2 năm 980, 981, ông lãnh đạo Nhân dân Đại Cồ Việt đứng lên kháng chiến, đánh đuổi giặc Tống; đồng thời giữ vững bờ cõi trước sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành.

lh1.jpg

Nhà nghiên cứu Hoàng Hùng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử huyện Thọ Xuân cho biết: "Lê Hoàn là vị vua sáng nhiều công trạng trong các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là sự nghiệp chống Tống, bình Chiêm"

Triều Tiền Lê dưới sự trị vì của Lê Đại Hành Hoàng đế, đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa…. Ông ghi dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, là vị vua đầu tiên của Việt Nam tổ chức đào sông để khai thác giao thông đường thủy ở quy mô lớn, đồng thời khởi xướng lễ Tịch điền đầu xuân để khuyến khích canh nông - một phong tục đẹp được Nhân dân lưu giữ suốt ngàn năm lịch sử. Ngày nay làng Trung Lập vẫn giữ được nhiều mỹ tục trong đời sống văn hóa như: Tục làm bánh lá răng bừa gắn với tích vua cày ruộng tịch điền, tục nung bánh chưng, tục ăn tết lại. Làng Trung Lập không có đền thờ thành hoàng, chỉ thờ vua, lễ hội vào ngày húy kỵ của vua vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm là lễ hội lớn nhất của làng. Xưa kia vào những năm chẵn lễ hội có các quan của triều đình về làm chủ tế nên dân làng gọi là quốc tế. Lễ hội mở trong 3 ngày từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch. Ngày mùng 7 tế cáo kỵ, ngày mùng 8 là chính kỵ và ngày mùng 9 tế tạ lễ. Với những phong tục tập quán tốt đẹp, những di sản văn hóa quý giá đã được người dân lưu giữ ngàn đời nay. Làng Trung Lập đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt, điều đó cũng minh chứng, đây là nơi phát tích của nhà Tiền Lê.

lh.jpg

Đồng chí Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND xã Xuân Lập, cho biết: "Chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2025 không chỉ tôn vinh công đức và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Lê Hoàn và những người có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước; thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa của cha ông để lại mà còn quảng bá, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất và người Thọ Xuân đến du khách trong và ngoài tỉnh".

lh4.jpg

Hơn một nghìn năm trôi qua, kể từ ngày Lê Đại Hành Hoàng đế băng hà, song, công trạng và sự nghiệp lẫy lừng của ông vẫn còn sống mãi cùng lịch sử dân tộc; trở thành tấm gương sáng ngời cho hậu thế trong sự nghiệp gìn giữ và bảo vệ quê hương, đất nước.

Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 

  

Lê Đại Hành Hoàng đế: Rạng rỡ những chiến công

Đăng lúc: 02/04/2025 20:37:09 (GMT+7)

Lê Đại Hành Hoàng đế: Rạng rỡ những chiến công

Lê Đại Hành Hoàng đế là vị minh quân sáng lập triều Tiền Lê. Với công trạng lẫy lừng trong bảo vệ và xây dựng đất nước, ông là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.

lh2.jpg

Lê Đại Hành Hoàng đế sinh năm 941, mất năm 1005, húy là Lê Hoàn, quê ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, ông đã được xem là người thông minh, đĩnh ngộ, tính tình phóng khoáng. Dưới triều nhà Đinh, ông lập nhiều công trạng, được phong chức Thập đạo tướng quân. Khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, thiếu đế Đinh Toàn nhỏ tuổi, trước họa xâm lăng, Lê Hoàn được Thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn phò lên ngôi vua năm 980, để gánh vác vận mệnh Quốc gia.

lh3.jpg

Một trong những công lao vĩ đại của Lê Đại Hành hoàng đế đối với dân tộc là công cuộc chống Tống, bình Chiêm. Bằng tài năng quân sự kiệt xuất, trong 2 năm 980, 981, ông lãnh đạo Nhân dân Đại Cồ Việt đứng lên kháng chiến, đánh đuổi giặc Tống; đồng thời giữ vững bờ cõi trước sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành.

lh1.jpg

Nhà nghiên cứu Hoàng Hùng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử huyện Thọ Xuân cho biết: "Lê Hoàn là vị vua sáng nhiều công trạng trong các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là sự nghiệp chống Tống, bình Chiêm"

Triều Tiền Lê dưới sự trị vì của Lê Đại Hành Hoàng đế, đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa…. Ông ghi dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, là vị vua đầu tiên của Việt Nam tổ chức đào sông để khai thác giao thông đường thủy ở quy mô lớn, đồng thời khởi xướng lễ Tịch điền đầu xuân để khuyến khích canh nông - một phong tục đẹp được Nhân dân lưu giữ suốt ngàn năm lịch sử. Ngày nay làng Trung Lập vẫn giữ được nhiều mỹ tục trong đời sống văn hóa như: Tục làm bánh lá răng bừa gắn với tích vua cày ruộng tịch điền, tục nung bánh chưng, tục ăn tết lại. Làng Trung Lập không có đền thờ thành hoàng, chỉ thờ vua, lễ hội vào ngày húy kỵ của vua vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm là lễ hội lớn nhất của làng. Xưa kia vào những năm chẵn lễ hội có các quan của triều đình về làm chủ tế nên dân làng gọi là quốc tế. Lễ hội mở trong 3 ngày từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch. Ngày mùng 7 tế cáo kỵ, ngày mùng 8 là chính kỵ và ngày mùng 9 tế tạ lễ. Với những phong tục tập quán tốt đẹp, những di sản văn hóa quý giá đã được người dân lưu giữ ngàn đời nay. Làng Trung Lập đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt, điều đó cũng minh chứng, đây là nơi phát tích của nhà Tiền Lê.

lh.jpg

Đồng chí Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND xã Xuân Lập, cho biết: "Chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2025 không chỉ tôn vinh công đức và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Lê Hoàn và những người có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước; thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa của cha ông để lại mà còn quảng bá, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất và người Thọ Xuân đến du khách trong và ngoài tỉnh".

lh4.jpg

Hơn một nghìn năm trôi qua, kể từ ngày Lê Đại Hành Hoàng đế băng hà, song, công trạng và sự nghiệp lẫy lừng của ông vẫn còn sống mãi cùng lịch sử dân tộc; trở thành tấm gương sáng ngời cho hậu thế trong sự nghiệp gìn giữ và bảo vệ quê hương, đất nước.

Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC