Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
215904

tuyên truyền 1 số Nội dung Pháp luật quy định liên quan đến hoạt động chăn nuôi

Ngày 21/08/2024 22:10:25

                   BÀI TUYÊN TRUYỀN

Một số nội dung pháp luật quy định liên quan đến hoạt động chăn nuôi.

           

Kính gửi: Các ông chủ các trang trại quy mô vừa và nhỏ, các hộ cá thể đang thực hiện hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã. Để hoạt động chăn nuôi trên địa bàn vừa đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế, đúng quy định pháp luật, đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động chăn nuôi. UBND - Ban Chỉ Đạo Sản Xuất - Ban Chỉ Đạo Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường gửi tới quý vị, các ông bà là chủ các trang trại quy mô vừa và nhỏ, các hộ chăn nuôi cá thể trên địa bàn xã một số nội dung liên quan đến quy định của Pháp luật trong hoạt động chăn nuôi với nội dung cụ thể sau:

        I. Trích nội dung liên quan Luật Chăn Nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018

        Điều 2. Giải thích từ ngữ

        3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.

        4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.

         Điều 52. Quy mô chăn nuôi

         1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:

         a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

         b) Chăn nuôi nông hộ.

         2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

         Điều 54. Kê khai hoạt động chăn nuôi

         1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.

         Điều 56. Chăn nuôi nông hộ

         Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

         1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

         2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

         3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

         II. Trích Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 Hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi

         Điều 21. Quy mô chăn nuôi

         1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

          a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

          b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

          c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

          2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:

          a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;

          b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;

          c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;

          d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

          Điều 22. Mật độ chăn nuôi đối với các vùng

          1. Diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ để xác định mật độ chăn nuôi bao gồm tổng diện tích các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.

III. Trích nội dung Quyết định số 1988/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 Quyết định ban hành quy định về vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa.

           Điều 6. Quy định đối với hoạt động chăn nuôi

           1. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khuôn viên lô đất hộ gia đình (nếu có) phải đặt cách xa các nhà ở và đường đi chung ít nhất 20m, cuối hướng gió và phải có bể chứa phân, rác; phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

           2. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung phải nằm cách biệt với khu nhà ở, đảm bảo khoảng cách an toàn sinh học từ trang trại chăn nuôi đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người tối thiểu 500m, cách đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100 m.

           3. Chuồng trại chăn nuôi phải xây dựng đạt các yêu cầu sau:

           a) Chuồng được làm bằng nguyên vật liệu bền chắc; nền chuồng phải được lát gạch, đá, hoặc xi măng đảm bảo không để chất thải thẩm thấu xuống đất; có chuồng cách ly gia súc, gia cầm ốm, dịch bệnh.

           b) Phải có rãnh thoát chất thải lỏng có độ dốc phù hợp, từ rãnh (cống) thu gom chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, dễ tiêu, thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác;

           4. Xử lý chất thải chăn nuôi:

           a) Chất thải chăn nuôi được thu gom, xử lý, không xả, chảy tràn trên mặt đất gây ô nhiễm nguồn nước; hệ thống thu gom chất thải; mương rãnh thoát nước; bể lưu giữ, chứa phân, xử lý nước thải phải đảm bảo kín;

           b) Xây dựng nhà ủ phân gia súc, gia cầm phải có mái che, tường bao che, nền nhà được láng xi măng chống thấm; rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng trong thời gian ủ để hạn chế côn trùng, ruồi muỗi. Đảm bảo thời gian ủ phân từ 3-4 tháng để tiêu diệt các mầm bệnh, trứng giun sán mới được sử dụng làm phân bón, không được sử dụng phân tươi làm phân bón hoặc nuôi cá để tránh lan truyền dịch bệnh ra bên ngoài;

           c) Xây dựng chuồng nuôi cách ly đối với gia súc, gia cầm mới nhập về hoặc gia súc, gia cầm bị bệnh để phòng tránh dịch bệnh lây lan; xác gia súc, gia cầm bị bệnh chết phải được tiêu hủy hay chôn lấp theo quy định của ngành thú y.

            d) Sử dụng các chế phẩm vi sinh bổ sung vào thức ăn để hạn chế mùi hôi thối; định kỳ sử dụng hóa chất khử trùng để vệ sinh chuồng trại; trồng cây xanh xung quanh trang trại;

            đ) Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chăn nuôi phải có công trình xử lý chất thải (hầm biogas hoặc đệm lót sinh học) đảm bảo vệ sinh môi trường:

            - Các trang trại có quy mô từ 1000 gia súc trở lên khuyến khích sử dụng hầm biogas để xử lý phân, nước thải chuồng trại chăn nuôi. Nước thải sau khi xử lý biogas phải tiếp tục được xử lý qua các bể lắng, bể lọc, ao sinh học trước khi thải ra môi trường.

            - Các trang trại có quy mô dưới 1000 gia súc và chăn nuôi gia cầm khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

             5. Phòng, chống dịch bệnh:

             a) Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống và xử lý dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật về thú y và các quy định khác liên quan;

              b) Trong quá trình chăn nuôi phát hiện động vật mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật không được bán, giết mổ hoặc vứt ra môi trường mà phải cách ly và báo ngay cho nhân viên thú y hoặc cơ quan có thẩm quyền gần nhất để xử lý;

c) Khi có gia súc, gia cầm bị chết do bệnh thông thường phải được chôn lấp, tiêu hủy theo đúng quy trình kỹ thuật. Khu vực chôn lấp cách các nguồn nước sử dụng để sinh hoạt, cách nhà ở và các công trình công cộng ít nhất 50 mét;

6. Khuyến khích chăn nuôi tại các khu chăn nuôi tập trung, hạn chế chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các hộ gia đình.

IV. Trích nội dung Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi.

Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không lưu, cập nhật đầy đủ hồ sơ giống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sản xuất mỗi loại giống vật nuôi mà không có hồ sơ giống, không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống; không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ giống theo quy định;

b) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán dòng, giống vật nuôi mới mà chưa có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng dòng, giống vật nuôi đã bán ra thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại mà không có hồ sơ giống; đực giống chưa được kiểm tra, đánh giá chất lượng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi sau đây:

a) Nơi bảo quản không tách biệt hoặc bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;

b) Không có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi sau đây:

a) Không có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định;

b) Không có hồ sơ ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi không có hồ sơ giống theo quy định.

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi sau đây:

a) Không có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;

b) Không có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng;

c) Sản xuất tinh từ đực giống chưa được kiểm tra năng suất cá thể;

d) Khai thác trứng giống không phải từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc tương đương trở lên, trừ trường hợp khai thác trong tự nhiên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc tiêu hủy tinh, trứng giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều này.

Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ về quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;

b) Không bảo đảm khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định.

2. Hành vi vi phạm quy định về kê khai chăn nuôi bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc giảm quy mô chăn nuôi cho phù hợp với khoảng cách theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc di dời trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi

1. Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

2. Hành vi không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh bị xử phạt như sau:

             a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

             b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

             c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

             3. Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau:

             a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi nông hộ

             b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

             c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

            d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

            4. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như sau:

             a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

             b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.

           5. Biện pháp khắc phục hậu quả

            a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;

            b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

            Điều 29. Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn

            1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.

            2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

           a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;

           b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;

           c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

            Điều 31. Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ

           1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

          2. Biện pháp khắc phục hậu quả

           Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Quý vị và các bạn vừa nghe bài tuyên truyền Về một số nội dung Pháp luật quy định liên quan đến hoạt động chăn nuôi. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm lắng nghe

 

                        

DUYỆT CỦA UBND XÃ

   Bùi Minh Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

tuyên truyền 1 số Nội dung Pháp luật quy định liên quan đến hoạt động chăn nuôi

Đăng lúc: 21/08/2024 22:10:25 (GMT+7)

                   BÀI TUYÊN TRUYỀN

Một số nội dung pháp luật quy định liên quan đến hoạt động chăn nuôi.

           

Kính gửi: Các ông chủ các trang trại quy mô vừa và nhỏ, các hộ cá thể đang thực hiện hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã. Để hoạt động chăn nuôi trên địa bàn vừa đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế, đúng quy định pháp luật, đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động chăn nuôi. UBND - Ban Chỉ Đạo Sản Xuất - Ban Chỉ Đạo Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường gửi tới quý vị, các ông bà là chủ các trang trại quy mô vừa và nhỏ, các hộ chăn nuôi cá thể trên địa bàn xã một số nội dung liên quan đến quy định của Pháp luật trong hoạt động chăn nuôi với nội dung cụ thể sau:

        I. Trích nội dung liên quan Luật Chăn Nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018

        Điều 2. Giải thích từ ngữ

        3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.

        4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.

         Điều 52. Quy mô chăn nuôi

         1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:

         a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

         b) Chăn nuôi nông hộ.

         2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

         Điều 54. Kê khai hoạt động chăn nuôi

         1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.

         Điều 56. Chăn nuôi nông hộ

         Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

         1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

         2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

         3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

         II. Trích Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 Hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi

         Điều 21. Quy mô chăn nuôi

         1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

          a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

          b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

          c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

          2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:

          a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;

          b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;

          c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;

          d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

          Điều 22. Mật độ chăn nuôi đối với các vùng

          1. Diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ để xác định mật độ chăn nuôi bao gồm tổng diện tích các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.

III. Trích nội dung Quyết định số 1988/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 Quyết định ban hành quy định về vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa.

           Điều 6. Quy định đối với hoạt động chăn nuôi

           1. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khuôn viên lô đất hộ gia đình (nếu có) phải đặt cách xa các nhà ở và đường đi chung ít nhất 20m, cuối hướng gió và phải có bể chứa phân, rác; phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

           2. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung phải nằm cách biệt với khu nhà ở, đảm bảo khoảng cách an toàn sinh học từ trang trại chăn nuôi đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người tối thiểu 500m, cách đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100 m.

           3. Chuồng trại chăn nuôi phải xây dựng đạt các yêu cầu sau:

           a) Chuồng được làm bằng nguyên vật liệu bền chắc; nền chuồng phải được lát gạch, đá, hoặc xi măng đảm bảo không để chất thải thẩm thấu xuống đất; có chuồng cách ly gia súc, gia cầm ốm, dịch bệnh.

           b) Phải có rãnh thoát chất thải lỏng có độ dốc phù hợp, từ rãnh (cống) thu gom chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, dễ tiêu, thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác;

           4. Xử lý chất thải chăn nuôi:

           a) Chất thải chăn nuôi được thu gom, xử lý, không xả, chảy tràn trên mặt đất gây ô nhiễm nguồn nước; hệ thống thu gom chất thải; mương rãnh thoát nước; bể lưu giữ, chứa phân, xử lý nước thải phải đảm bảo kín;

           b) Xây dựng nhà ủ phân gia súc, gia cầm phải có mái che, tường bao che, nền nhà được láng xi măng chống thấm; rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng trong thời gian ủ để hạn chế côn trùng, ruồi muỗi. Đảm bảo thời gian ủ phân từ 3-4 tháng để tiêu diệt các mầm bệnh, trứng giun sán mới được sử dụng làm phân bón, không được sử dụng phân tươi làm phân bón hoặc nuôi cá để tránh lan truyền dịch bệnh ra bên ngoài;

           c) Xây dựng chuồng nuôi cách ly đối với gia súc, gia cầm mới nhập về hoặc gia súc, gia cầm bị bệnh để phòng tránh dịch bệnh lây lan; xác gia súc, gia cầm bị bệnh chết phải được tiêu hủy hay chôn lấp theo quy định của ngành thú y.

            d) Sử dụng các chế phẩm vi sinh bổ sung vào thức ăn để hạn chế mùi hôi thối; định kỳ sử dụng hóa chất khử trùng để vệ sinh chuồng trại; trồng cây xanh xung quanh trang trại;

            đ) Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chăn nuôi phải có công trình xử lý chất thải (hầm biogas hoặc đệm lót sinh học) đảm bảo vệ sinh môi trường:

            - Các trang trại có quy mô từ 1000 gia súc trở lên khuyến khích sử dụng hầm biogas để xử lý phân, nước thải chuồng trại chăn nuôi. Nước thải sau khi xử lý biogas phải tiếp tục được xử lý qua các bể lắng, bể lọc, ao sinh học trước khi thải ra môi trường.

            - Các trang trại có quy mô dưới 1000 gia súc và chăn nuôi gia cầm khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

             5. Phòng, chống dịch bệnh:

             a) Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống và xử lý dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật về thú y và các quy định khác liên quan;

              b) Trong quá trình chăn nuôi phát hiện động vật mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật không được bán, giết mổ hoặc vứt ra môi trường mà phải cách ly và báo ngay cho nhân viên thú y hoặc cơ quan có thẩm quyền gần nhất để xử lý;

c) Khi có gia súc, gia cầm bị chết do bệnh thông thường phải được chôn lấp, tiêu hủy theo đúng quy trình kỹ thuật. Khu vực chôn lấp cách các nguồn nước sử dụng để sinh hoạt, cách nhà ở và các công trình công cộng ít nhất 50 mét;

6. Khuyến khích chăn nuôi tại các khu chăn nuôi tập trung, hạn chế chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các hộ gia đình.

IV. Trích nội dung Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi.

Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không lưu, cập nhật đầy đủ hồ sơ giống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sản xuất mỗi loại giống vật nuôi mà không có hồ sơ giống, không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống; không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ giống theo quy định;

b) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán dòng, giống vật nuôi mới mà chưa có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng dòng, giống vật nuôi đã bán ra thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại mà không có hồ sơ giống; đực giống chưa được kiểm tra, đánh giá chất lượng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi sau đây:

a) Nơi bảo quản không tách biệt hoặc bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;

b) Không có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi sau đây:

a) Không có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định;

b) Không có hồ sơ ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi không có hồ sơ giống theo quy định.

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi sau đây:

a) Không có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;

b) Không có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng;

c) Sản xuất tinh từ đực giống chưa được kiểm tra năng suất cá thể;

d) Khai thác trứng giống không phải từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc tương đương trở lên, trừ trường hợp khai thác trong tự nhiên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc tiêu hủy tinh, trứng giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều này.

Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ về quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;

b) Không bảo đảm khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định.

2. Hành vi vi phạm quy định về kê khai chăn nuôi bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc giảm quy mô chăn nuôi cho phù hợp với khoảng cách theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc di dời trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi

1. Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

2. Hành vi không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh bị xử phạt như sau:

             a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

             b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

             c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

             3. Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau:

             a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi nông hộ

             b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

             c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

            d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

            4. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như sau:

             a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

             b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.

           5. Biện pháp khắc phục hậu quả

            a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;

            b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

            Điều 29. Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn

            1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.

            2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

           a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;

           b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;

           c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

            Điều 31. Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ

           1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

          2. Biện pháp khắc phục hậu quả

           Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Quý vị và các bạn vừa nghe bài tuyên truyền Về một số nội dung Pháp luật quy định liên quan đến hoạt động chăn nuôi. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm lắng nghe

 

                        

DUYỆT CỦA UBND XÃ

   Bùi Minh Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC