Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
215904

KẾ HOẠCH Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Ngày 17/01/2025 09:33:08

-*1ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ QUẢNG PHÚ

        

Số:   04/KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


            Quảng Phú, ngày 14 tháng 01 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự trong dịp trước,

trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

 
 

 


Để giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, kiềm chế làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, không để xảy ra tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ, sử dụng các loại pháo, cháy nổ nghiêm trọng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vui tết đón xuân của nhân dân. Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm ANTT tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với những nội dung trọng tâm như sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia công tác bảo vệ an toàn ANTT trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phục vụ nhân dân vui Tết, đón Xuân an toàn tiết kiệm.

2. Chủ động tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Nắm vững tình hình, phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại đối tư­ợng, không để xảy ra các vụ việc đột xuất bất ngờ, vụ việc phức tạp xâm hại ANQG, xâm hại tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, không để xảy ra các vụ cháy nổ, các vụ tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt các loại pháo nổ, các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. Bảo đảm tốt trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng, chống cháy nổ; kiềm chế tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí, không để xảy ra tại nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ùn tắc giao thông kéo dài, đua xe trái phép; không để tình trạng sử dụng pháo trái phép trong dịp Tết, nhất là trong Đêm giao thừa.

4. Bảo đảm tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên địa bàn, hoạt động vui Tết, đón xuân của Nhân dân và các lễ hội đầu năm.

5. Quá trình thực hiện, các đơn vị bám sát sự chỉ đạo, quy định của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp và của cơ quan Công an cấp trên; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình ANTT để tổ chức thực hiện hiệu quả công việc, chi tiêu nhiệm vụ được giao. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương không để xảy ra vi phạm, sai phạm bị xử lý kỷ luật, ảnh hưởng đến thành tích, kết quả và uy tín của toàn lực lượng.

II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP

1. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trước, trong và sau tết

1.1. Nội dung tuyên truyền:

- Các chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của của UBND tỉnh, của Huyện ủy, UBND huyện về công tác bảo vệ ANTT Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

- Các tài liệu tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và các biện pháp phòng chống tội phạm.

- Các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhất là quy định đội mũ bảo hiểm; không uống rượu bia, không lai đèo quá số người quy định, chở hàng cồng kềnh, lạng lách, đánh võng …. khi tham gia giao thông.

- Các quy định về quản lý, sử dụng pháo theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020; Nghị định số 144/2021/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội.

1.2. Biện pháp tuyên truyền

- Tuyên truyền qua Đài Truyền thanh xã; thực hiện tuần đợt cao điểm tuyên truyền bắt đầu từ ngày 10/01/2025 - 28/01/2025;

- Tuyên truyền trực quan bằng băng zôn, pa nô, áp phích, tranh ảnh… có ít nhất từ 03 băng zôn, 15 pano tuyên truyền trở lên);

- Thông qua các cuộc hp tổ ANTT, từng khu dân cư; họp các chi bộ, cơ quan, đơn vị để tuyên truyền;

- Tổ chức ký cam kết đến từng hộ gia đình, từng học sinh không vi phạm pháp luật, không vi phạm về quản lý sử dụng pháo, bảo đảm ATGT; ký cam kết cá biệt đến các đối tượng có điều kiện khả năng vi phạm về pháo (xong trước 20/01/2025).

2. Công tác bảo đảm an ninh

- Nắm tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo tại địa bàn; phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động của các đối tượng phản động, thù địch, bất mãn chính trị… phòng ngừa hoạt động phá hoại, khủng bố, phát tán các loại tài liệu, ấn phẩm có nội dung xấu tán phát vào địa bàn.

- Chủ động phát hiện, hoà giải, giải quyết kịp thời những khiếu kiện, mâu thuẫn, tranh chấp, không để khiếu kiện vượt cấp.

- Tập trung quản lý người địa phương xuất cảnh đi lao động trái phép tại nước ngoài, quản lý cư trú đối với người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát bảo đảm thực hiện tốt các chế độ chính sách trong dịp tết đối với các đối tượng là người nghèo, người có công với cách mạng.

Giao Công an xã chủ trì, phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự xã, các thôn, tổ chức thực hiện.

3. Công tác phòng chống tội phạm

- Làm tốt công tác nắm tình hình, tham mưu, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, vướng mắc, tranh chấp trong nhân dân, không để hình thành các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự.

- Tập trung thực hiện các Đề án, kế hoạch phòng chống tội phạm của Công an tỉnh (Đề án 3822 và các kế hoạch 228, 229, 282, 373, 414, 456, 486). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cam kết đến toàn thể nhân dân trong xã về tội phạm liên quan ma túy, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng; phát động nhân dân bảo vệ tài sản, tích cực phát hiện, tố giác tội phạm; quản lý, cảm hoá, giáo dục những người vi phạm pháp luật, người thi hành án, người nghiện…tại gia đình, cộng đồng dân cư, không để phát sinh tội phạm , vi phạm pháp luật.

- Chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm tập trung đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nổi như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích; hoạt động tín dụng đen, đối tượng đánh bạc chuyên nghiệp; các đối tượng buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, gian lận thương mại, trốn lậu thuế; vi phạm về môi trường; vi phạm về quản lý, sử dụng pháo, đồ chơi nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Tổ chức các lực lượng tuần tra ban đêm phòng chống tội phạm nhất là trộm cắp tài sản, cờ bạc ở khu dân cư, cơ quan đơn vị. Tập trung phát hiện bắt, xử lý các đối tượng phạm tội.

- Các đơn vị, trường học trước khi nghỉ tết có phương án phân công lực lượng bảo vệ ANTT, bảo vệ tài sản.

Giao Công an xã chủ trì, phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự xã, các đơn vị, trường học, các thôn, tổ chức thực hiện.

4. Về công tác phòng chống pháo

- Xây dựng văn bản chỉ đạo các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể phân công thành viên phụ trách phòng chống pháo ở từng thôn, khu dân cư từ ngày 23 âm lịch, trọng tâm là đêm giao thừa; chỉ đạo, kiểm tra việc tuyên truyền, ký cam kết, chỉ đạo tuần tra đêm giao thừa không để xảy ra nổ pháo, nếu vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân các quy định về quản lý sử dụng pháo. Phát động phong trào toàn dân thực hiện nghiêm túc Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo, tích cực tham gia tố giác, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo trái phép.

- Tổ chức ký cam kết đối với các hộ gia đình, trong cán bộ, nhân viên, hội viên và học sinh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, đốt pháo, đồ chơi nguy hiểm. Ký cam kết cá biệt với các đối tượng có biểu hiện vi phạm về pháo. Thông báo cho người thân đang đi làm việc, học tập ở các địa phương không đem các loại pháo về gia đình.

- Vận động nhân dân tự giác giao nộp các loại pháo, và các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không được phép sử dụng.

- Tập trung lực lượng, phương tiện, sử dụng đồng bộ các biện pháp nắm vững tình hình hoạt động của các loại đối tượng có liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, đốt pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các trường hợp sử dụng pháo trái phép nhất là trong học sinh, để xác minh làm rõ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Trong đêm giao thừa huy động tối đa lực lượng tuần tra, cắm chốt tại các điểm trọng yếu trong xã, bảo đảm tuyệt đối không để xảy ra đốt pháo trái phép.

Giao Công an xã chủ trì, phối hợp với VP UBND, các thôn, trường học tổ chức thực hiện.

5. Công tác bảo đảm TTCC-TTATGT

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hành lang an toàn giao thông, không để xảy ra tình trạng lấn và tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, bày bán hàng quán, họp chợ, mua bán cây cảnh, hàng hóa... tránh gây ùn tắc giao thông, bảo đảm thông thoáng lòng lề đường.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn giao thông không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn.

Giao Công an xã chủ trì, phối hợp với Công chức VP UBND, Công chức Địa chính-Xây dựng, các thôn tổ chức thực hiện.

6.  Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác, bảo vệ

- Giao Công an xã tham mưu xây dựng phương án huy động lực lượng Công an, BCH Quân sự, Tổ ANTT, dân quân tự vệ, các ngành, đoàn thể, các thôn tiến hành tuần tra nhân dân ban đêm, tập trung thời gian cao điểm từ ngày 22/01/2025 đến 31/01/2025 (tức từ 23 âm lịch đến mùng 3 tết).

- Công an xã, BCH Quân sự phân công lực lượng thường trực 24/24 để tiếp nhận và giải quyết tình hình vụ việc liên quan đến ANTT đồng thời thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo.

- Các cơ quan, đơn vị, trường học phân công cán bộ, công nhân viên trực bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan, đơn vị, trường học.

 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các  ban, ngành, thôn

- Công an : Xây dựng và triển khai nghiêm túc các kế hoạch, phương án: Kế hoạch về cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm ANTT trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; kế hoạch tuần tra nhân dân phòng chống tội phạm; kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông, TTCC; Phương án phòng chống vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo, đốt thả đèn trời, đồ chơi nguy hiểm;  phương án phòng chống đốt pháo đêm giao thừa

- Công chức Văn hóa- Xã hội: Thực hiện việc treo băng zôn,  pano tuyên truyền về ANTT (ít nhất 03 băng zôn, 15 pano). Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về quản lý và sử dụng pháo, trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội với các phương thức thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản, lừa đảo qua không gian mạng, đánh bạc... nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

- Công chức Địa chính- Xây dựng: Chủ trì tham mưu cho UBND xã tăng cường công tác quản lý nhà nước về TTATGT, TTCC; không để xảy ra tình trạng lấn và tái lấn chiếm hành lang ATGT trên địa bàn.

- Ban chỉ huy Quân sự xã: Tăng cường phối hợp với lực lượng Công an nắm chắc tình hình, tổ chức tuần tra, giải quyết tốt các vụ việc ANTT từ cơ sở.

- Hiệu trưởng 3 trường: Xây dựng phương án bảo đảm ANTT, bảo vệ tài sản trong thời gian nghỉ tết Nguyên đán; phối hợp với Công an xã tuyên truyền cho học sinh, cán bộ viên chức nhà trường nắm vững và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý sử dụng pháo, đồ chơi nguy hiểm... Tổ chức cho học sinh ký cam kết không mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, đốt thả đèn trời, sử dụng đồ chơi nguy hiểm thuộc danh mục cấm, chấp hành quy định về ATGT.

- Công chức kế toán ngân sách: Tham mưu dự trù kinh phí phục vụ công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống pháo nổ, bảo đảm ANTT trước trong và sau tết Nguyên đán.

- Công chức văn phòng: Chủ trì phối hợp với Công an tham mưu cho Chủ tịch UBND đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cán bộ công chức, gắn với nhiệm vụ tham gia bảo đảm ANTT theo nội dung kế hoạch; thực hiện công tác thi đua khen thưởng và xử lý kỷ luật các trường hợp vi phạm.

- Thành viên Ban chỉ đạo ANTT: Căn cứ phân công địa bàn phụ trách tăng cường chỉ đạo phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng chống sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và sử dụng pháo, đốt thả đèn trời trái phép; nhất là tăng cường chỉ đạo phòng chống pháo đêm giao thừa. Tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các thôn phụ trách. Riêng đêm giao thừa phải trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo công tác phòng chống pháo, bảo đảm ANTT tại cơ sở; báo cáo kết quả thực hiện về Văn Phòng UBND xã để theo dõi.

- Đề nghị MTTQ và các đoàn thể: Theo chức năng nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, các quy định về phòng chống pháo, an toàn giao thông đến hội viên, đoàn viên.

- Các thôn: Chủ động công tác nắm tình hình ANTT tại cơ sở, kịp thời phát hiện tham mưu giải quyết bảo đảm không có đột xuất bất ngờ; tổ chức tuyên truyền, ký cam kết về phòng chống sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và sử dụng pháo, đốt thả đèn trời trái phép; tổ chức tuần tra nhân dân phòng chống tội phạm; phân công lực lượng phối hợp thực hiện phương án phòng chống pháo đêm giao thừa.

2. Trưởng các ban, ngành, các thôn chịu trách nhiệm trước UBND xã về tình hình, kết quả công tác ANTT tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Đơn vị nào để xảy ra vụ việc nổi cộm phức tạp không kịp thời chỉ đạo giải quyết hoặc để xảy ra tình trạng nổ pháo, nhất là trong đêm giao thừa sẽ xem xét xử lý theo quy định.

3. Giao Công an phối hợp với Văn phòng UBND theo dõi, hướng dẫn các ban, ngành triển khai thực hiện, tập hợp kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND chỉ đạo.

4. Chế độ thông tin báo cáo:

- Định kỳ hàng tuần và kết thúc kế hoạch các đơn vị tiến hành đánh giá tình hình, kết quả và báo cáo về Công an xã để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND chỉ đạo.

- Đối với các vụ việc đột xuất liên quan đến ANTT các đơn vị báo về Công an (qua số điện thoại 0974.531.404) để phối hợp, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện (b/c);

- Công an huyện (b/c);

- TT Đảng uỷ, HĐND xã (b/c);                                                

- Thường trực UBND ;

- Thành viên BCĐ ;  

- MTTQ và các đoàn thể  (ph/hợp);  

- Các thôn trên địa bàn xã;

- Lưu: VP, CA.      

 

CHỦ TỊCH

                         

  Bùi Minh Ngọc

  

KẾ HOẠCH Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Đăng lúc: 17/01/2025 09:33:08 (GMT+7)

-*1ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ QUẢNG PHÚ

        

Số:   04/KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


            Quảng Phú, ngày 14 tháng 01 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự trong dịp trước,

trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

 
 

 


Để giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, kiềm chế làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, không để xảy ra tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ, sử dụng các loại pháo, cháy nổ nghiêm trọng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vui tết đón xuân của nhân dân. Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm ANTT tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với những nội dung trọng tâm như sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia công tác bảo vệ an toàn ANTT trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phục vụ nhân dân vui Tết, đón Xuân an toàn tiết kiệm.

2. Chủ động tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Nắm vững tình hình, phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại đối tư­ợng, không để xảy ra các vụ việc đột xuất bất ngờ, vụ việc phức tạp xâm hại ANQG, xâm hại tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, không để xảy ra các vụ cháy nổ, các vụ tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt các loại pháo nổ, các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. Bảo đảm tốt trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng, chống cháy nổ; kiềm chế tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí, không để xảy ra tại nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ùn tắc giao thông kéo dài, đua xe trái phép; không để tình trạng sử dụng pháo trái phép trong dịp Tết, nhất là trong Đêm giao thừa.

4. Bảo đảm tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên địa bàn, hoạt động vui Tết, đón xuân của Nhân dân và các lễ hội đầu năm.

5. Quá trình thực hiện, các đơn vị bám sát sự chỉ đạo, quy định của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp và của cơ quan Công an cấp trên; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình ANTT để tổ chức thực hiện hiệu quả công việc, chi tiêu nhiệm vụ được giao. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương không để xảy ra vi phạm, sai phạm bị xử lý kỷ luật, ảnh hưởng đến thành tích, kết quả và uy tín của toàn lực lượng.

II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP

1. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trước, trong và sau tết

1.1. Nội dung tuyên truyền:

- Các chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của của UBND tỉnh, của Huyện ủy, UBND huyện về công tác bảo vệ ANTT Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

- Các tài liệu tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và các biện pháp phòng chống tội phạm.

- Các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhất là quy định đội mũ bảo hiểm; không uống rượu bia, không lai đèo quá số người quy định, chở hàng cồng kềnh, lạng lách, đánh võng …. khi tham gia giao thông.

- Các quy định về quản lý, sử dụng pháo theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020; Nghị định số 144/2021/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội.

1.2. Biện pháp tuyên truyền

- Tuyên truyền qua Đài Truyền thanh xã; thực hiện tuần đợt cao điểm tuyên truyền bắt đầu từ ngày 10/01/2025 - 28/01/2025;

- Tuyên truyền trực quan bằng băng zôn, pa nô, áp phích, tranh ảnh… có ít nhất từ 03 băng zôn, 15 pano tuyên truyền trở lên);

- Thông qua các cuộc hp tổ ANTT, từng khu dân cư; họp các chi bộ, cơ quan, đơn vị để tuyên truyền;

- Tổ chức ký cam kết đến từng hộ gia đình, từng học sinh không vi phạm pháp luật, không vi phạm về quản lý sử dụng pháo, bảo đảm ATGT; ký cam kết cá biệt đến các đối tượng có điều kiện khả năng vi phạm về pháo (xong trước 20/01/2025).

2. Công tác bảo đảm an ninh

- Nắm tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo tại địa bàn; phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động của các đối tượng phản động, thù địch, bất mãn chính trị… phòng ngừa hoạt động phá hoại, khủng bố, phát tán các loại tài liệu, ấn phẩm có nội dung xấu tán phát vào địa bàn.

- Chủ động phát hiện, hoà giải, giải quyết kịp thời những khiếu kiện, mâu thuẫn, tranh chấp, không để khiếu kiện vượt cấp.

- Tập trung quản lý người địa phương xuất cảnh đi lao động trái phép tại nước ngoài, quản lý cư trú đối với người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát bảo đảm thực hiện tốt các chế độ chính sách trong dịp tết đối với các đối tượng là người nghèo, người có công với cách mạng.

Giao Công an xã chủ trì, phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự xã, các thôn, tổ chức thực hiện.

3. Công tác phòng chống tội phạm

- Làm tốt công tác nắm tình hình, tham mưu, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, vướng mắc, tranh chấp trong nhân dân, không để hình thành các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự.

- Tập trung thực hiện các Đề án, kế hoạch phòng chống tội phạm của Công an tỉnh (Đề án 3822 và các kế hoạch 228, 229, 282, 373, 414, 456, 486). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cam kết đến toàn thể nhân dân trong xã về tội phạm liên quan ma túy, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng; phát động nhân dân bảo vệ tài sản, tích cực phát hiện, tố giác tội phạm; quản lý, cảm hoá, giáo dục những người vi phạm pháp luật, người thi hành án, người nghiện…tại gia đình, cộng đồng dân cư, không để phát sinh tội phạm , vi phạm pháp luật.

- Chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm tập trung đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nổi như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích; hoạt động tín dụng đen, đối tượng đánh bạc chuyên nghiệp; các đối tượng buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, gian lận thương mại, trốn lậu thuế; vi phạm về môi trường; vi phạm về quản lý, sử dụng pháo, đồ chơi nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Tổ chức các lực lượng tuần tra ban đêm phòng chống tội phạm nhất là trộm cắp tài sản, cờ bạc ở khu dân cư, cơ quan đơn vị. Tập trung phát hiện bắt, xử lý các đối tượng phạm tội.

- Các đơn vị, trường học trước khi nghỉ tết có phương án phân công lực lượng bảo vệ ANTT, bảo vệ tài sản.

Giao Công an xã chủ trì, phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự xã, các đơn vị, trường học, các thôn, tổ chức thực hiện.

4. Về công tác phòng chống pháo

- Xây dựng văn bản chỉ đạo các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể phân công thành viên phụ trách phòng chống pháo ở từng thôn, khu dân cư từ ngày 23 âm lịch, trọng tâm là đêm giao thừa; chỉ đạo, kiểm tra việc tuyên truyền, ký cam kết, chỉ đạo tuần tra đêm giao thừa không để xảy ra nổ pháo, nếu vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân các quy định về quản lý sử dụng pháo. Phát động phong trào toàn dân thực hiện nghiêm túc Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo, tích cực tham gia tố giác, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo trái phép.

- Tổ chức ký cam kết đối với các hộ gia đình, trong cán bộ, nhân viên, hội viên và học sinh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, đốt pháo, đồ chơi nguy hiểm. Ký cam kết cá biệt với các đối tượng có biểu hiện vi phạm về pháo. Thông báo cho người thân đang đi làm việc, học tập ở các địa phương không đem các loại pháo về gia đình.

- Vận động nhân dân tự giác giao nộp các loại pháo, và các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không được phép sử dụng.

- Tập trung lực lượng, phương tiện, sử dụng đồng bộ các biện pháp nắm vững tình hình hoạt động của các loại đối tượng có liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, đốt pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các trường hợp sử dụng pháo trái phép nhất là trong học sinh, để xác minh làm rõ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Trong đêm giao thừa huy động tối đa lực lượng tuần tra, cắm chốt tại các điểm trọng yếu trong xã, bảo đảm tuyệt đối không để xảy ra đốt pháo trái phép.

Giao Công an xã chủ trì, phối hợp với VP UBND, các thôn, trường học tổ chức thực hiện.

5. Công tác bảo đảm TTCC-TTATGT

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hành lang an toàn giao thông, không để xảy ra tình trạng lấn và tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, bày bán hàng quán, họp chợ, mua bán cây cảnh, hàng hóa... tránh gây ùn tắc giao thông, bảo đảm thông thoáng lòng lề đường.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn giao thông không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn.

Giao Công an xã chủ trì, phối hợp với Công chức VP UBND, Công chức Địa chính-Xây dựng, các thôn tổ chức thực hiện.

6.  Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác, bảo vệ

- Giao Công an xã tham mưu xây dựng phương án huy động lực lượng Công an, BCH Quân sự, Tổ ANTT, dân quân tự vệ, các ngành, đoàn thể, các thôn tiến hành tuần tra nhân dân ban đêm, tập trung thời gian cao điểm từ ngày 22/01/2025 đến 31/01/2025 (tức từ 23 âm lịch đến mùng 3 tết).

- Công an xã, BCH Quân sự phân công lực lượng thường trực 24/24 để tiếp nhận và giải quyết tình hình vụ việc liên quan đến ANTT đồng thời thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo.

- Các cơ quan, đơn vị, trường học phân công cán bộ, công nhân viên trực bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan, đơn vị, trường học.

 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các  ban, ngành, thôn

- Công an : Xây dựng và triển khai nghiêm túc các kế hoạch, phương án: Kế hoạch về cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm ANTT trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; kế hoạch tuần tra nhân dân phòng chống tội phạm; kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông, TTCC; Phương án phòng chống vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo, đốt thả đèn trời, đồ chơi nguy hiểm;  phương án phòng chống đốt pháo đêm giao thừa

- Công chức Văn hóa- Xã hội: Thực hiện việc treo băng zôn,  pano tuyên truyền về ANTT (ít nhất 03 băng zôn, 15 pano). Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về quản lý và sử dụng pháo, trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội với các phương thức thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản, lừa đảo qua không gian mạng, đánh bạc... nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

- Công chức Địa chính- Xây dựng: Chủ trì tham mưu cho UBND xã tăng cường công tác quản lý nhà nước về TTATGT, TTCC; không để xảy ra tình trạng lấn và tái lấn chiếm hành lang ATGT trên địa bàn.

- Ban chỉ huy Quân sự xã: Tăng cường phối hợp với lực lượng Công an nắm chắc tình hình, tổ chức tuần tra, giải quyết tốt các vụ việc ANTT từ cơ sở.

- Hiệu trưởng 3 trường: Xây dựng phương án bảo đảm ANTT, bảo vệ tài sản trong thời gian nghỉ tết Nguyên đán; phối hợp với Công an xã tuyên truyền cho học sinh, cán bộ viên chức nhà trường nắm vững và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý sử dụng pháo, đồ chơi nguy hiểm... Tổ chức cho học sinh ký cam kết không mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, đốt thả đèn trời, sử dụng đồ chơi nguy hiểm thuộc danh mục cấm, chấp hành quy định về ATGT.

- Công chức kế toán ngân sách: Tham mưu dự trù kinh phí phục vụ công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống pháo nổ, bảo đảm ANTT trước trong và sau tết Nguyên đán.

- Công chức văn phòng: Chủ trì phối hợp với Công an tham mưu cho Chủ tịch UBND đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cán bộ công chức, gắn với nhiệm vụ tham gia bảo đảm ANTT theo nội dung kế hoạch; thực hiện công tác thi đua khen thưởng và xử lý kỷ luật các trường hợp vi phạm.

- Thành viên Ban chỉ đạo ANTT: Căn cứ phân công địa bàn phụ trách tăng cường chỉ đạo phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng chống sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và sử dụng pháo, đốt thả đèn trời trái phép; nhất là tăng cường chỉ đạo phòng chống pháo đêm giao thừa. Tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các thôn phụ trách. Riêng đêm giao thừa phải trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo công tác phòng chống pháo, bảo đảm ANTT tại cơ sở; báo cáo kết quả thực hiện về Văn Phòng UBND xã để theo dõi.

- Đề nghị MTTQ và các đoàn thể: Theo chức năng nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, các quy định về phòng chống pháo, an toàn giao thông đến hội viên, đoàn viên.

- Các thôn: Chủ động công tác nắm tình hình ANTT tại cơ sở, kịp thời phát hiện tham mưu giải quyết bảo đảm không có đột xuất bất ngờ; tổ chức tuyên truyền, ký cam kết về phòng chống sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và sử dụng pháo, đốt thả đèn trời trái phép; tổ chức tuần tra nhân dân phòng chống tội phạm; phân công lực lượng phối hợp thực hiện phương án phòng chống pháo đêm giao thừa.

2. Trưởng các ban, ngành, các thôn chịu trách nhiệm trước UBND xã về tình hình, kết quả công tác ANTT tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Đơn vị nào để xảy ra vụ việc nổi cộm phức tạp không kịp thời chỉ đạo giải quyết hoặc để xảy ra tình trạng nổ pháo, nhất là trong đêm giao thừa sẽ xem xét xử lý theo quy định.

3. Giao Công an phối hợp với Văn phòng UBND theo dõi, hướng dẫn các ban, ngành triển khai thực hiện, tập hợp kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND chỉ đạo.

4. Chế độ thông tin báo cáo:

- Định kỳ hàng tuần và kết thúc kế hoạch các đơn vị tiến hành đánh giá tình hình, kết quả và báo cáo về Công an xã để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND chỉ đạo.

- Đối với các vụ việc đột xuất liên quan đến ANTT các đơn vị báo về Công an (qua số điện thoại 0974.531.404) để phối hợp, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện (b/c);

- Công an huyện (b/c);

- TT Đảng uỷ, HĐND xã (b/c);                                                

- Thường trực UBND ;

- Thành viên BCĐ ;  

- MTTQ và các đoàn thể  (ph/hợp);  

- Các thôn trên địa bàn xã;

- Lưu: VP, CA.      

 

CHỦ TỊCH

                         

  Bùi Minh Ngọc

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC