Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
215904

Nghị quyết của BCH Đảng uỷ xã Quảng Phú về việc sáp nhập thôn

Ngày 07/11/2018 23:12:20

ĐẢNG BỘ HUYỆN THỌ XUÂN                               ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐẢNG ỦY XÃ QUẢNG PHÚ

                       *                                              

           Số: 04- NQ/ĐU                                      Quảng Phú, ngày 16 tháng 01 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

Của Ban Chấp hành Đảng bộ về đề án Sáp nhập thôn

------------------------------

 

Thực hiện Kết luận số 94-KL/TU, ngày 30/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 25/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3507/QĐ-UBND, ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 6/12/2017 của BCH Đảng bộ huyện về sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện; Ban Chấp hành Đảng bộ xã thống nhất nghị quyết về việc sáp nhập thôn trên địa bàn xã với những nội dung chủ yếu sau:

I. Thực trạng tổ chức và hoạt động thôn trên địa bàn xã:

Quảng phú là xã miền núi của huyện Thọ Xuân, cách trung tâm huyện  15 km về phía Tây  Bắc, phân bố dọc hai bên sông Cầu Chày, dân số năm 2017 là 7128 người với 1820 hộ. Tổng diện tích  tự nhiên 1.721,1 ha, trong đó đất nông nghiệp là  825,8 ha, đất phi nông nghiệp là 893,8 ha, đất chưa sử dụng là 1,50 ha. Là xã thuần nông, có 17 thôn chia thành 03 khu.

Trong những năm qua, hoạt động của thôn trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Cấp uỷ đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, xây dựng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương; phòng chống và đẩy lùi  các tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường; Duy trì bền vững các tiêu chí Nông thôn mới đã đạt được, phấn đấu  thực hiện các tiêu chí và về đích Nông thôn mới vào năm 2019; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tổ chức, hoạt động của thôn cũng còn nhiều tồn tại, bất cập, quy mô thôn nhỏ làm phát sinh tổ chức,  tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách, gây áp lực chi ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Chi bộ, Chi hội, Đoàn thể, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới của địa phương.

II. Quan điểm, mục tiêu:

1. Quan điểm:

Sáp nhập thôn phải phù hợp với thực trạng, đặc điểm, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc; đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của nhân dân; không chia tách các thôn đang hoạt động ổn định, đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo thông tư số 04/2012/TT-BNV, ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

Thực hiện việc thống nhất sáp nhập thôn với kiện toàn, sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở thôn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Việc sáp nhập thôn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực có hiệu quả của MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội và sự đồng thuận cao của nhân dân. Quá trình sáp nhập thôn phải đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.

 2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung: Sáp nhập thôn để giảm số lượng thôn và người hoạt động không chuyên trách, góp phần giảm chi ngân sách; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả trong huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến tháng 30/6/2018, xã hoàn thành các thủ tục ghép thôn.

III. Nhiệm vụ, giải pháp:

1. Thực hiện nghiêm túc việc quán triệt, tuyên truyền về chủ trương, mục đích, ý nghĩa về việc sáp nhập thôn

Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ xã đến thôn đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, chủ trương, mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết phải thực hiện việc sáp nhập thôn; làm chuyển biến về nhận thức, thông suốt về tư tưởng, tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân; trọng tâm là Thông tư số 04/2012/TT-BNV, ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ Kết luận số 94-KL/TU, ngày 30/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 25/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3507/QĐ-UBND, ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đề án đổi tên, sáp nhập thành thôn mới.

Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội từ xã đến thôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc sáp nhập, thành lập thôn, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2018.

2.1. Đảng ủy xã tổ chức hội nghị Đảng bộ triển khai, quán triệt các quy định của Trung ương, của tỉnh, của huyện về sáp nhập thôn.

2.2. Các chi bộ và các thôn tổ chức hội nghị bàn việc sáp nhập thôn theo chủ trương của cấp trên.

- Các chi bộ, tổ chức hội nghị quán triệt các quy định của Trung ương, của tỉnh, của huyện, Nghị quyết của Đảng ủy và Đề án sáp nhập thôn trên địa bàn xã; chi bộ ban hành Nghị quyết chuyên đề về sáp nhập thôn để lãnh đạo thực hiện.

- UBND xã chỉ đạo các thôn tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực sáp nhập thôn.

( Đảng ủy viên phụ trách vòng 2 và thành viên Ban Chỉ đạo của xã tham dự, chỉ đạo hội nghị chi bộ và hội nghị thôn).

2.3. UBND xã tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình, hoàn thiện Đề án, báo cáo xin ý kiến của Đảng ủy và đồng chí Huyện ủy viên phụ trách vòng 2 và Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách cụm.

* Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 28/2/2018.

 2.4. UBND xã báo cáo kết quả xin ý kiến cử tri về Đề án với Ban Chỉ đạo của Huyện (qua phòng Nội vụ), tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến trước khi UBND xã trình HĐND xã xem xét, quyết định.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/3/2018.

2.5. Tổ chức kỳ họp HĐND xã thông qua Đề án sáp nhập thôn của xã. Sau khi có Nghị quyết của HĐND xã, UBND hoàn chỉnh hồ sơ, nộp về UBND huyện (qua phòng Nội vụ) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo huyện và Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh quyết nghị.

Thời gian thực hiện:  Hoàn thành trước ngày 10/4/2018.

2.6. MTTQ và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng việc sáp nhập thôn và phát triển kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới.

3. Tiến hành kiện toàn các tổ chức, bố trí nhân sự sau khi sáp nhập và thực hiện chính sách cán bộ sau khi sáp nhập.

- Đảng ủy xã tiến hành rà soát, thống kê chi bộ, đảng viên, thực hiện sáp nhập các chi bộ sau khi có Quyết định sáp nhập các thôn mới đảm bảo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng; MTTQ và các đoàn thể thực hiện thành lập Ban công tác Mặt trận và các chi đoàn, chi hội sau khi sáp nhập thôn mới, đảm bảo nguyên tắc Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Đảng ủy, UBND xã thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn nghỉ thôi tham gia công tác do sáp nhập thôn đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND, ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh và Quyết định số 3635/QĐ-UBND, ngày 26/9/2017 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách thôi đảm nhiệm chức danh sau khi sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới.

4. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất sau khi sáp nhập thôn:

- UBND xã rà soát, đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng – xã hội, các thiết chế văn hóa sau khi sáp nhập, xây dựng phương án quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, tạo điều kiện cho nhân dân sinh hoạt, phù hợp với quy hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Ban Chấp hành Đảng bộ chỉ đạo HĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các chi bộ, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Huyện ủy (b/c);

- Các đồng chí Đảng ủy viên (thực hiện);

- HĐND,  UBND, Mặt trận và các đoàn thể (thực hiện);

- Các chi bộ, thôn (Thực hiện);

- Lưu: VPĐU.

 

 

 

T/M ĐẢNG ỦY

PHÓ BÍ THƯ

                                      ( Đã ký)

                                   Lê Văn Diệp

  

Nghị quyết của BCH Đảng uỷ xã Quảng Phú về việc sáp nhập thôn

Đăng lúc: 07/11/2018 23:12:20 (GMT+7)

ĐẢNG BỘ HUYỆN THỌ XUÂN                               ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐẢNG ỦY XÃ QUẢNG PHÚ

                       *                                              

           Số: 04- NQ/ĐU                                      Quảng Phú, ngày 16 tháng 01 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

Của Ban Chấp hành Đảng bộ về đề án Sáp nhập thôn

------------------------------

 

Thực hiện Kết luận số 94-KL/TU, ngày 30/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 25/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3507/QĐ-UBND, ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 6/12/2017 của BCH Đảng bộ huyện về sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện; Ban Chấp hành Đảng bộ xã thống nhất nghị quyết về việc sáp nhập thôn trên địa bàn xã với những nội dung chủ yếu sau:

I. Thực trạng tổ chức và hoạt động thôn trên địa bàn xã:

Quảng phú là xã miền núi của huyện Thọ Xuân, cách trung tâm huyện  15 km về phía Tây  Bắc, phân bố dọc hai bên sông Cầu Chày, dân số năm 2017 là 7128 người với 1820 hộ. Tổng diện tích  tự nhiên 1.721,1 ha, trong đó đất nông nghiệp là  825,8 ha, đất phi nông nghiệp là 893,8 ha, đất chưa sử dụng là 1,50 ha. Là xã thuần nông, có 17 thôn chia thành 03 khu.

Trong những năm qua, hoạt động của thôn trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Cấp uỷ đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, xây dựng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương; phòng chống và đẩy lùi  các tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường; Duy trì bền vững các tiêu chí Nông thôn mới đã đạt được, phấn đấu  thực hiện các tiêu chí và về đích Nông thôn mới vào năm 2019; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tổ chức, hoạt động của thôn cũng còn nhiều tồn tại, bất cập, quy mô thôn nhỏ làm phát sinh tổ chức,  tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách, gây áp lực chi ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Chi bộ, Chi hội, Đoàn thể, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới của địa phương.

II. Quan điểm, mục tiêu:

1. Quan điểm:

Sáp nhập thôn phải phù hợp với thực trạng, đặc điểm, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc; đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của nhân dân; không chia tách các thôn đang hoạt động ổn định, đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo thông tư số 04/2012/TT-BNV, ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thôn, tổ dân phố để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

Thực hiện việc thống nhất sáp nhập thôn với kiện toàn, sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở thôn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Việc sáp nhập thôn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực có hiệu quả của MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội và sự đồng thuận cao của nhân dân. Quá trình sáp nhập thôn phải đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.

 2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung: Sáp nhập thôn để giảm số lượng thôn và người hoạt động không chuyên trách, góp phần giảm chi ngân sách; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả trong huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến tháng 30/6/2018, xã hoàn thành các thủ tục ghép thôn.

III. Nhiệm vụ, giải pháp:

1. Thực hiện nghiêm túc việc quán triệt, tuyên truyền về chủ trương, mục đích, ý nghĩa về việc sáp nhập thôn

Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ xã đến thôn đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, chủ trương, mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết phải thực hiện việc sáp nhập thôn; làm chuyển biến về nhận thức, thông suốt về tư tưởng, tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân; trọng tâm là Thông tư số 04/2012/TT-BNV, ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ Kết luận số 94-KL/TU, ngày 30/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 25/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3507/QĐ-UBND, ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đề án đổi tên, sáp nhập thành thôn mới.

Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội từ xã đến thôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc sáp nhập, thành lập thôn, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2018.

2.1. Đảng ủy xã tổ chức hội nghị Đảng bộ triển khai, quán triệt các quy định của Trung ương, của tỉnh, của huyện về sáp nhập thôn.

2.2. Các chi bộ và các thôn tổ chức hội nghị bàn việc sáp nhập thôn theo chủ trương của cấp trên.

- Các chi bộ, tổ chức hội nghị quán triệt các quy định của Trung ương, của tỉnh, của huyện, Nghị quyết của Đảng ủy và Đề án sáp nhập thôn trên địa bàn xã; chi bộ ban hành Nghị quyết chuyên đề về sáp nhập thôn để lãnh đạo thực hiện.

- UBND xã chỉ đạo các thôn tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực sáp nhập thôn.

( Đảng ủy viên phụ trách vòng 2 và thành viên Ban Chỉ đạo của xã tham dự, chỉ đạo hội nghị chi bộ và hội nghị thôn).

2.3. UBND xã tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình, hoàn thiện Đề án, báo cáo xin ý kiến của Đảng ủy và đồng chí Huyện ủy viên phụ trách vòng 2 và Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách cụm.

* Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 28/2/2018.

 2.4. UBND xã báo cáo kết quả xin ý kiến cử tri về Đề án với Ban Chỉ đạo của Huyện (qua phòng Nội vụ), tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến trước khi UBND xã trình HĐND xã xem xét, quyết định.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/3/2018.

2.5. Tổ chức kỳ họp HĐND xã thông qua Đề án sáp nhập thôn của xã. Sau khi có Nghị quyết của HĐND xã, UBND hoàn chỉnh hồ sơ, nộp về UBND huyện (qua phòng Nội vụ) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo huyện và Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh quyết nghị.

Thời gian thực hiện:  Hoàn thành trước ngày 10/4/2018.

2.6. MTTQ và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng việc sáp nhập thôn và phát triển kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới.

3. Tiến hành kiện toàn các tổ chức, bố trí nhân sự sau khi sáp nhập và thực hiện chính sách cán bộ sau khi sáp nhập.

- Đảng ủy xã tiến hành rà soát, thống kê chi bộ, đảng viên, thực hiện sáp nhập các chi bộ sau khi có Quyết định sáp nhập các thôn mới đảm bảo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng; MTTQ và các đoàn thể thực hiện thành lập Ban công tác Mặt trận và các chi đoàn, chi hội sau khi sáp nhập thôn mới, đảm bảo nguyên tắc Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Đảng ủy, UBND xã thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn nghỉ thôi tham gia công tác do sáp nhập thôn đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND, ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh và Quyết định số 3635/QĐ-UBND, ngày 26/9/2017 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách thôi đảm nhiệm chức danh sau khi sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới.

4. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất sau khi sáp nhập thôn:

- UBND xã rà soát, đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng – xã hội, các thiết chế văn hóa sau khi sáp nhập, xây dựng phương án quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, tạo điều kiện cho nhân dân sinh hoạt, phù hợp với quy hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Ban Chấp hành Đảng bộ chỉ đạo HĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các chi bộ, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Huyện ủy (b/c);

- Các đồng chí Đảng ủy viên (thực hiện);

- HĐND,  UBND, Mặt trận và các đoàn thể (thực hiện);

- Các chi bộ, thôn (Thực hiện);

- Lưu: VPĐU.

 

 

 

T/M ĐẢNG ỦY

PHÓ BÍ THƯ

                                      ( Đã ký)

                                   Lê Văn Diệp

  

Thủ tục hành chính