Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
215904

Trẻ em cần được tiêm Vắc xin phòng Covid-19

Ngày 12/05/2022 20:36:13

TRUNG TÂM Y TẾ THỌ XUÂN               Bài tuyên truyền:

TRẺ EM CẦN ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN PHÒNG  COVID-19

Kính thưa quý vị và các bạn!

Vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm nói chung và Covid-19 nói riêng. Miễn dịch cộng đồng không phải là chờ đứa trẻ bị bệnh tự khỏi để có miễn dịch mà cần phải sử dụng giá trị của vắc xin để bảo vệ cho cả cộng đồng. Dịch COVID-19 hiện vẫn đang lây lan mạnh ở nhiều quốc gia, trong khi đối tượng trẻ em lứa tuổi đi học chưa được tiêm chủng nhiều, đây là mối lo ngại cho cộng đồng. Mặc dù khi nhiễm COVID-19, các triệu chứng ở trẻ em đa phần là nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp phải nhập viện và để lại di chứng kéo dài. Hơn nữa, nếu trẻ không may nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây lan trong môi trường lớp học từ đó lây lan trong cộng đồng. Việc tiêm phòng cho trẻ em là rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm bệnh; giảm nguy cơ trở nặng nếu nhiễm và giảm khả năng lây bệnh cho người khác.

Ở nước ta trong khi hầu hết người lớn đã được tiêmvắc xin Covid-19 còn phần đa trẻ em chưa được tiêm  vắc xin này, hãy tiêm những  vắc xin đúng lứa tuổi cho trẻ, để xung quanh trẻ là những 'lá chắn' bảo vệ sức khỏe, phòng các bệnh có nguy cơ bùng phát khi trẻ đến trường".

Ngày 28/3/2022, Bộ Y tế đã có Văn bản số 1535/BYT-DP chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh/thành phố về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12.

Theo đó, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại trường học, trạm y tế, các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động. Ưu tiên triển khai trước cho nhóm tuổi 11 tuổi (học lớp 6), hạ thấp dần độ tuổi.

Tuy nhiên, không phải trẻ em nào trong độ tuổi trên cũng có thể tiêm vắc xin  COVID-19 đợt này, có những đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng. Mục tiêu quan trọng nhất là làm sao tiêm  vắc xin phòng COVID-19 được cho nhiều trẻ đủ điều kiện nhất, nhưng phải đảm bảo tiêm đến đâu an toàn đến đó.

Theo đó, nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là nhóm có tiền sử phản vệ với  vắc xin phòng COVID-19  hoặc các thành phần củavắc xin. Đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn.

          Cụ thể, trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

           Trẻ từng mắc COVID-19 cần trì hoãn tiêm trong 3 tháng từ ngày phát bệnh.

Tuy nhiên, tùy từng huống cụ thể, các đơn vị tiêm chủng có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không. Nhưng việc này phải được sự đồng thuận của cha mẹ, người chăm sóc.

Sau khi tiêm vắc xin  phòng COVID-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng; và tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng trẻ phải luôn có người hỗ trợ, theo sát 24/24h, tránh vận động mạnh.

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng sau gần 4 tuần triển khai tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi này, tính từ ngày 14/4, đến nay đã có 60/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế với hơn 1,7 triệu liều an toàn.

Vì vậy những trẻ vì lý do mắc bệnh cấp tính tiến triển, đang có tình trạng nhiễm trùng  phải điều trị, trong đợt điều trị của bệnh mãn tính như đang hóa trị ung thư  khi  đã khỏi bệnh, hay trẻ bị mắc Covid 19 đủ thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát  nếu thấy sức khỏe ổn định  thì gia đình nên đưa trẻ đến trạm y tế xã để được tiêm vắc xin phòng  Covid-19 để trẻ được bảo vệ giảm nguy cơ nhiễm bệnh; giảm nguy cơ trở nặng nếu nhiễm và giảm khả năng lây bệnh cho người khác.

                                                                                                    Ngày 11  tháng  5 năm 2022

             Duyệt lãnh đạo                                                  P.DS&TTGDSK Trung tâm y tế Thọ Xuân

                   (Đã ký)

 

      BS: Đỗ Đình Quảng 

Trẻ em cần được tiêm Vắc xin phòng Covid-19

Đăng lúc: 12/05/2022 20:36:13 (GMT+7)

TRUNG TÂM Y TẾ THỌ XUÂN               Bài tuyên truyền:

TRẺ EM CẦN ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN PHÒNG  COVID-19

Kính thưa quý vị và các bạn!

Vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm nói chung và Covid-19 nói riêng. Miễn dịch cộng đồng không phải là chờ đứa trẻ bị bệnh tự khỏi để có miễn dịch mà cần phải sử dụng giá trị của vắc xin để bảo vệ cho cả cộng đồng. Dịch COVID-19 hiện vẫn đang lây lan mạnh ở nhiều quốc gia, trong khi đối tượng trẻ em lứa tuổi đi học chưa được tiêm chủng nhiều, đây là mối lo ngại cho cộng đồng. Mặc dù khi nhiễm COVID-19, các triệu chứng ở trẻ em đa phần là nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp phải nhập viện và để lại di chứng kéo dài. Hơn nữa, nếu trẻ không may nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây lan trong môi trường lớp học từ đó lây lan trong cộng đồng. Việc tiêm phòng cho trẻ em là rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm bệnh; giảm nguy cơ trở nặng nếu nhiễm và giảm khả năng lây bệnh cho người khác.

Ở nước ta trong khi hầu hết người lớn đã được tiêmvắc xin Covid-19 còn phần đa trẻ em chưa được tiêm  vắc xin này, hãy tiêm những  vắc xin đúng lứa tuổi cho trẻ, để xung quanh trẻ là những 'lá chắn' bảo vệ sức khỏe, phòng các bệnh có nguy cơ bùng phát khi trẻ đến trường".

Ngày 28/3/2022, Bộ Y tế đã có Văn bản số 1535/BYT-DP chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh/thành phố về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12.

Theo đó, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại trường học, trạm y tế, các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động. Ưu tiên triển khai trước cho nhóm tuổi 11 tuổi (học lớp 6), hạ thấp dần độ tuổi.

Tuy nhiên, không phải trẻ em nào trong độ tuổi trên cũng có thể tiêm vắc xin  COVID-19 đợt này, có những đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng. Mục tiêu quan trọng nhất là làm sao tiêm  vắc xin phòng COVID-19 được cho nhiều trẻ đủ điều kiện nhất, nhưng phải đảm bảo tiêm đến đâu an toàn đến đó.

Theo đó, nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là nhóm có tiền sử phản vệ với  vắc xin phòng COVID-19  hoặc các thành phần củavắc xin. Đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn.

          Cụ thể, trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

           Trẻ từng mắc COVID-19 cần trì hoãn tiêm trong 3 tháng từ ngày phát bệnh.

Tuy nhiên, tùy từng huống cụ thể, các đơn vị tiêm chủng có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không. Nhưng việc này phải được sự đồng thuận của cha mẹ, người chăm sóc.

Sau khi tiêm vắc xin  phòng COVID-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng; và tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng trẻ phải luôn có người hỗ trợ, theo sát 24/24h, tránh vận động mạnh.

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng sau gần 4 tuần triển khai tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi này, tính từ ngày 14/4, đến nay đã có 60/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế với hơn 1,7 triệu liều an toàn.

Vì vậy những trẻ vì lý do mắc bệnh cấp tính tiến triển, đang có tình trạng nhiễm trùng  phải điều trị, trong đợt điều trị của bệnh mãn tính như đang hóa trị ung thư  khi  đã khỏi bệnh, hay trẻ bị mắc Covid 19 đủ thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát  nếu thấy sức khỏe ổn định  thì gia đình nên đưa trẻ đến trạm y tế xã để được tiêm vắc xin phòng  Covid-19 để trẻ được bảo vệ giảm nguy cơ nhiễm bệnh; giảm nguy cơ trở nặng nếu nhiễm và giảm khả năng lây bệnh cho người khác.

                                                                                                    Ngày 11  tháng  5 năm 2022

             Duyệt lãnh đạo                                                  P.DS&TTGDSK Trung tâm y tế Thọ Xuân

                   (Đã ký)

 

      BS: Đỗ Đình Quảng 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính